Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phối hợp ngăn chặn vi phạm trong sản xuất kinh doanh gas

Ngày 10/5, Hiệp hội Gas Việt Nam và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế đã ký biên bản phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gas.

Gas giả,nhái hiện chiếm tới 30% thị trường - Ảnh minh họa

Theo đó, Hiệp hội Gas Việt Nam có trách nhiệm  thu thập, phân tích số liệu  về thị trường sản xuất, kinh doanh gas, những thông tin về cơ sở sang chiết gas trái phép, làm giả nhãn, nhái mác, hoán cải bình, thay đổi bình gas so với kết cấu ban đầu để Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế chủ động có các biện pháp điều tra, xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Hiệp hội sẽ phối hợp với Cục cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế tham mưu đề xuất Chính phủ, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Trung ương, các bộ, ban, ngành các giải pháp quản lý Nhà nước nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán, kinh doanh gas...

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế sẽ thường xuyên phối hợp với Hiệp hội tổ chức nắm bắt tình hình các cơ sở, tụ điểm sản xuất, kinh doanh gas trái phép.

Cục sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng như Thuế, Quản lý thị trường phát hiện, bắt giữ và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh gas theo quy định của pháp luật.

Hằng năm, hai bên sẽ tổng kết rút kinh nghiệm và bổ sung kịp thời các giải pháp để công tác đấu tranh phòng, chống hành vi sản xuất, kinh doanh gas trái pháp luật ngày càng có hiệu quả.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam Nguyễn Sỹ Thắng,  hiện tượng vi phạm sản xuất và kinh doanh gas diễn ra phổ biến, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Gas giả, nhái chiếm tới 30% thị trường, làm thất thoát khoảng 80 tỷ đồng tiền thuế mỗi năm cho Nhà nước.

(Theo Quỳnh Hoa // Tin Chính phủ)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Không chồng chéo trong hoạt động kiểm tra hàng hóa
  • Kiểm toán Nhà nước chưa tham gia vụ “khách sạn trong công viên”
  • Mỹ thu hồi thuốc, Việt Nam vẫn cứ bán
  • Thuế đối với báo chí : Cần tính cơ chế đặc thù
  • Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập: Xác lập cơ chế xin - cho ?
  • Linh hoạt sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ
  • Sửa các văn bản "lệch pha": Hứa xa, nhưng quên gần !
  • Luật Quản lý thuế: Nhiều cách hiểu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%