Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khó khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội

Cùng với nguy cơ vỡ quỹ và sự thụ động trong việc truy thu, nợ đọng là một trong 3 điểm tồn tại lớn mà Ủy ban các vấn đề xã hội chỉ ra qua quá trình thẩm tra việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH).
 
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội cho thấy, năm 2008 số tiền nợ, chậm đóng BHXH của các tổ chức, doanh nghiệp (DN) cộng dồn là trên 2.286 tỷ đồng, trong đó nợ khó đòi là 966 tỷ đồng, chiếm 43,5%. Năm 2009 con số này giảm xuống còn 2.093 tỷ, trong đó nợ khó đòi là 529 tỷ đồng, chiếm 25,3%.

Nhìn vào con số có thể thấy tình hình nợ đọng có thể đã được cải thiện phần nào. Tuy nhiên, theo phân tích của Ủy ban về các vấn đề xã hội, vấn đề nghiêm trọng ở đây là khoản tiền người lao động đóng góp bị chiếm dụng. Tình trạng nợ đọng BHXH cũng được đánh giá là đã trở nên trầm trọng ở một số tỉnh, thành phố có số lượng DN lớn, tập trung nhiều khu công nghiệp, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, đến chính sách an sinh xã hội lâu dài.

Nghiêm trọng hơn khi tình trạng chây ỳ của DN chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm. Tình trạng này xảy ra trên cả nước nhưng chỉ có vài địa phương phân loại mức độ vi phạm và lập danh sách khởi kiện DN ra tòa. Nguyên nhân được nhìn nhận vẫn còn quá nhiều hạn chế trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhiều văn bản ban hành chậm, thiếu cụ thể, chưa rõ ràng, mâu thuẫn, chồng chéo. Hiện, chưa có văn bản quy định và hướng dẫn việc khởi kiện đòi nợ đối với các đơn vị nợ đọng BHXH. Ngoài ra, việc khởi kiện này còn nhiều bất cập, các tòa án địa phương chưa xử lý thống nhất, chi phí của cơ quan BHXH để nộp án phí còn chưa phù hợp, gây nhiều khó khăn, phức tạp trong việc đòi hỏi quyền lợi của người lao động và cơ quan BHXH địa phương.

Tổng thu của Quỹ BHXH bắt buộc năm sau cũng cao hơn năm trước, nhưng lại thấp hơn tốc độ điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu và tổng số đối tượng tăng thêm. Như vậy, việc thu Quỹ BHXH bắt buộc vẫn thụ động, phụ thuộc vào việc đăng ký của tổ chức, DN chứ cơ quan quản lý chưa kiểm soát được.

Qua báo cáo của các địa phương cũng cho thấy, việc xác định đơn vị có sử dụng lao động phải tham gia BHXH giữa các tỉnh là không thống nhất. Hiện, có tỉnh dựa vào số liệu của Sở Kế hoạch - Đầu tư cung cấp rồi tiến hành rà soát, có tỉnh lại dựa vào số liệu của ngành thuế, tỉnh thì dựa trên số liệu thống kê chung, cũng có tỉnh thì tổ chức phối hợp rà soát, điều tra....nhưng nhìn chung vẫn trên tinh thần thụ động.

Các đơn vị BHXH địa phương chỉ nắm và xác định được khá chính xác số đối tượng tham gia BHXH thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp, DN nhà nước, còn đối với các DN khu vực ngoài nhà nước, thì chưa xác định được đầy đủ và không quản lý được.

Nếu so sánh với số DN đã đăng ký thành lập, đang hoạt động hiện nay là khoảng 260.000 DN (số liệu của Tổng cục Thống kê) với tổng số người hưởng lương khoảng 14 triệu người, thì số đối tượng chưa tham gia BHXH bắt buộc theo luật định còn rất lớn, khoảng 30%, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh, DN vừa và nhỏ, tổ chức và cá nhân kinh doanh có thuê mướn lao động. Thậm chí việc trốn đóng BHXH xảy ra cả trong khu vực nhà nước. Tổng thu không theo kịp đối tượng tăng thêm, trong khi tăng chi lại quá lớn khiến xu hướng tất yếu là phải lấy vào quỹ kết dư để đảm bảo cân đối thu chi hàng năm. Ủy ban Các vấn đề xã hội nhận định, về lâu dài điều này sẽ dẫn tới nguy cơ vỡ quỹ.

Năm 2009, ước số kết dư Quỹ BHXH là 95.163 tỷ đồng (bao gồm cả phần cộng dồn từ năm 2008), cho ngân sách Nhà nước vay 20.000 tỷ, mua trái phiếu Chính phủ 28.500 tỷ, mua công trái giáo dục 200 tỷ và cho các ngân hàng thương mại của nhà nước vay 46.463 tỷ đồng. Số lãi thu được của năm 2009 khoảng 8.400 tỷ đồng, tỷ lệ lãi trên vốn giảm xuống còn 9,1%.

Qua giám sát và phân tích số liệu của Ủy ban về  các vấn đề xã hội cho thấy, năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 5,32%; chỉ số lạm phát là 6,5%, còn lãi của Quỹ BHXH trên thực tế chỉ đạt 7,76%. Điều đó càng chứng tỏ không có tiêu chí bảo toàn và tăng trưởng số kết dư của Quỹ BHXH.

(Theo Phan Long // Báo đầu tư)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • “Dấu chấm hết” cho Indochina Airlines
  • 10 chiêu móc túi bằng công nghệ
  • Đặt tên doanh nghiệp: 1001 kiểu... không giống ai
  • Khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô nhiễm môi trường
  • Nhà đầu tư khổ vì giấy phép “con”
  • Phiên đấu giá cố tình phạm luật
  • Quy định riêng mức thuế suất đối với đất lấn, chiếm
  • Hồi kết cho Dự án Bãi biển Rồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%