Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập khẩu bao bì sản phẩm chức năng: một thủ đoạn gian lận tinh vi

Vỏ bao bì thực phẩm NK sẽ bị kiểm soát chặt (ảnh minh họa)
Mới đây, Bộ Tài chính đã có Công văn xin ý kiến của Bộ Công Thương và Bộ Y tế về việc nhập khẩu bao bì đựng thực phẩm không nhằm mục đích thương mại. Theo quan điểm của Bộ Tài chính thì nên đưa các loại bao bì đựng thực phẩm đã in nhãn hiệu, xuất xứ, hạn sử dụng vào diện mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
 
Trước đó, Tổng cục Hải quan đã nhận được thông tin từ Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh về việc phát hiện một số doanh nghiệp sử dụng thủ đoạn gian lận thương mại hết sức tinh vi là chia nhỏ các lô hàng và nhập theo loại hình phi mậu dịch các loại bao bì đựng thực phẩm, đựng thức uống đã in nhãn hiệu, nuớc sản xuất, hạn sử dụng nhưng không có sản phẩm đi kèm nhằm không phải xuất trình giấy “Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm” và không cần phải “kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm” theo quy định của pháp luật khi nhập khẩu bao bì theo loại hình nhập mậu dịch và với số lượng lớn.

Cụ thể như trường hợp nhập 33 lô hàng bao bì (gồm 1.250 hộp) tại Chi cục Hải quan Bưu Điện, doanh nghiệp làm “động tác” xin Công bố chứng nhận tiêu chuẩn đối với một loại sản phẩm thực phẩm chức năng do Hàn Quốc sản xuất và khi được Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cấp giấy phép, doanh nghiệp không nhập khẩu sản phẩm theo đúng giấy phép mà chỉ nhập khẩu bao bì, sau đó sản xuất thực phẩm chức năng tại Việt Nam (hoặc nhập khẩu trái phép), đóng gói bao bì bằng chính bao bì nhập khẩu và tung hàng ra thị trường với tên gọi của sản phẩm thực phẩm chức năng Hàn Quốc để đánh lừa người tiêu dùng và qua mặt việc kiểm tra của các cơ quan chức năng như Quản lý thị trường, Công an kinh tế…bằng Công bố của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để ngăn ngừa thủ đoạn gian lận thương mại này, Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh kiến nghị Tổng cục Hải quan trao đổi với cơ quan quản lý chuyên ngành để yêu cầu doanh nghiệp khi nhập khẩu các loại bao bì đựng thực phẩm đã in nhãn hiệu, xuất xứ, hạn sử dụng…(nói chung) và riêng đối với các trường hợp nhập khẩu bao bì đựng thực phẩm chức năng thì dù bất cứ đối tượng nào nhập theo loại hình mậu dịch hay phi mậu dịch đều phải liên hệ với Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm để đề nghị cấp “Công bố chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm” và phải đăng ký “kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không phân biệt bao bì đó gián tiếp hay trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Quản lý xỉ thép: Lúng túng trong xử lý
  • Thêm nhiều trách nhiệm khi bán hàng
  • Dự thảo luật giá: Nhiều vấn đề chưa thuyết phục
  • Họp và… hiệu lực điều hành
  • Hệ lụy từ... EPC
  • Vô tư thải mầm bệnh ra môi trường
  • Cam kết góp hay thực góp?
  • Sẽ cấm bán rượu, bia ở bến xe?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%