Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái chế dầu nhớt thải: Công nghệ hủy diệt môi trường

Từ những bình nhớt thải thu gom, các chủ lò nấu nhớt thải đã "hô biến" thành những sản phẩm “mới” để tiếp tục bán ra thị trường. Và như vậy, không chỉ gây ô nhiễm môi trường trong lúc chưng cất, nhớt kém chất lượng còn tiếp tục gây những tác hại không nhỏ cho người tiêu dùng.

Cán bộ PC36 (Công an tỉnh Quảng Ngãi) kiểm tra một cơ sở nấu nhớt trái phép.

Khắp nơi nấu nhớt


Sau những đợt truy quét của cơ quan chức năng trong hai năm 2008-2009, các cơ sở chế biến dầu nhớt thải trên địa bàn huyện Bình Tân, Bình Chánh đã giảm đi rất nhiều. "Di tích" của những cơ sở này vẫn còn rất rõ ràng với những mảnh đất chết cứng, những con suối đen ngòm, cây cỏ chết rạp và những thùng phuy nhớt thải vẫn còn chất đầy hai bên đường. Vừa thấy chúng tôi, một số người đang ngồi tán gẫu vội đon đả: "Bán nhớt phải không?". Khi biết chúng tôi đang tìm đầu mối bán nhớt thải, một người nhanh nhảu: "Anh chị đến đúng chỗ rồi đấy. Bọn tôi chưng cất nhớt đây". Thấy chúng tôi tỏ ý không tin, người thanh niên tên Cường vội thanh minh là do bị "quét" gắt gao quá nên lò chưng cất đã chuyển lên huyện Củ Chi, nhưng hoạt động thu gom thì vẫn còn ở đây. Để giữ "mối", anh Cường sốt sắng xin số điện thoại của chúng tôi và cẩn thận lưu lại.

Tại ấp 2, xã Lê Minh Xuân, những lò nấu nhớt được "ngụy trang" bí mật hơn. Anh Nguyễn Văn Hùng, nhà ở ấp 2 than thở, ngày xưa lò nấu nhớt thường ở trong rừng tràm của Nông trường Láng Le, vì sợ cháy rừng nên dời ra ngoài. Theo chỉ dẫn của anh, chúng tôi dễ dàng nhận ra một lò chưng cất ở đường Trần Đại Nghĩa. Ở ấp 6, xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn), một lò nấu nhớt thải cũng nghiễm nhiên hiện diện tại khu dân cư đông đúc, sát mặt đường. Nhưng "trùm" nấu nhớt thải khu vực này, theo anh Đạt (ấp 4, xã Lê Minh Xuân - người chuyên chở nhớt thải thu gom cho các lò nấu) là ông T. Mỗi ngày lò ông T. chưng cất 120 phuy dầu nhớt thải (mỗi thùng phuy từ 120 đến 200 lít).

Thủ phạm gây hư hại phương tiện


Theo anh Cường, rất ít cơ sở chưng cất nhớt thải trước đây bỏ nghề. Họ chỉ chuyển sang những địa phương khác như Củ Chi, quận 9 hoặc xa hơn là Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Nếu các địa phương này cũng truy quét gắt gao thì họ lại tìm một nơi khác để chuyển đến. Anh chủ lò nhớt này tuyên bố… xanh rờn: "Tôi sống bằng nghề nhớt, chết trong… thùng nhớt" đủ để thấy nếu chính quyền địa phương quyết tâm dẹp bỏ đến đâu thì những người chưng cất nhớt thải cũng… quyết tâm bám trụ đến đó.

Sự "bám trụ" của các chủ lò nhớt cũng không khó hiểu lắm khi lợi nhuận ở lĩnh vực này không hề nhỏ. Bởi chỉ cần công nghệ đơn sơ, chế biến đơn giản thì dầu nhớt thải từ ô tô, xe máy đã được "hô biến" thành dầu gốc. Theo anh Đạt, những thùng dầu gốc này sẽ được chở đến các cơ sở sang chiết ở khu vực quận 9, quận 11 và Long An, Bình Dương. Tại đây, các lò chiết nạp sẽ thêm phụ gia, đóng chai và nhớt thải nghiễm nhiên "bằng chị bằng em" bước ra thị trường.

Ông Chu Văn Vinh, kỹ sư, kỹ thuật viên của Công ty Dầu nhờn GS Việt Nam cho biết, loại dầu nhớt chế biến lại này có lượng a xít rất cao do các chủ lò nấu thường thêm… a xít vào để làm sạch các chất bẩn có trong dầu thải. Đương nhiên các tiêu chí khác như độ nhờn, sức chịu nhiệt (chống cháy)… không thể bảo đảm. Vì vậy, nếu sử dụng thì không những không có tác dụng bôi trơn cho xe mà còn nhanh chóng làm xe hư hại. Điều nguy hiểm là, tác hại của dầu nhớt không ngay tức khắc mà phải qua một thời gian nên không mấy người nhận ra. Chính điều này làm cho nhiều người tiêu dùng rất dễ dãi trong sử dụng dầu nhớt cho phương tiện đi lại của mình, và nhớt kém chất lượng có thêm mảnh đất màu mỡ để sống.

Trên thực tế, dù không gây ra những hậu quả tức thì, nhưng tác hại của dầu nhớt kém chất lượng thì rất lớn bởi tác động trực tiếp và làm hư máy xe. Theo ông Vinh, người tiêu dùng cần phải bỏ thói quen dễ dãi trong sử dụng dầu nhớt và phải hiểu rõ loại xe mình phù hợp với những loại dầu nhớt nào để sử dụng. Điều này không chỉ bảo vệ được phương tiện mà còn giúp giảm được vấn nạn nhớt giả, nhớt kém chất lượng đang tràn lan hiện nay.

(Theo Thuỳ Linh // Hanoimoi Online)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Chờ giấy hồng, nhiều giao dịch án binh bất động
  • CCTTHC trong lĩnh vực giao thông vận tải: Tiết kiệm 75 tỷ đồng/năm
  • "Chơi vơi" trong thi hành án đối với tài sản là bất động sản
  • Phòng cháy chữa cháy tại các chung cư: Quản lý lỏng lẻo
  • Hậu vụ cháy chung cư JSC: Nhà sản xuất hệ thống thu rác phải dừng bán sản phẩm
  • Thuế TNDN đối với cơ quan báo chí nên ở mức 10%
  • Vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật
  • Đơn giản hoá thủ tục cấp CFS góp phần thúc đẩy XK
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%