Trả lời: Việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt trong vi phạm về sở hữu công nghiệp phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản như sau:
1. Mọi vi phạm hành chính khi được phát hiện phải đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả phải được khắc phục.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm về sở hữu công nghiệp khi hành vi vi phạm có quy định tại Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp.
3. Chỉ có các chức danh sau đây có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp: Những chức danh được Pháp lệnh XLVPHC quy định thuộc cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ, cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, cơ quan Hải quan, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp huyện được quy định tại Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.
4. Một hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi thì bị xử phạt về từng hành vi.
5. Việc áp dụng xử phạt và mức phạt chính, hình thức phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác phải căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định mức phạt, biện pháp khác thích hợp.
6. Không xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, hoặc vi phạm hành chính trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (Điều 3.Pháp lệnh XLVPHC).
( theo Bộ khoa học và công nghệ )
Bài thuộc chuyên đề: Khái niệm cơ bản về Sở hữu trí tuệ: 215 câu hỏi và trả lời
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com