Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Câu hỏi 138. Thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu công nghiệp? Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ và Sở Khoa học và Công nghệ có quyền này không?

Trả lời:

1. Nhằm mục đích xác minh, phân tích, giám định để kết luận về hành vi vi phạm, theo quy định tại Điều 46 Pháp lệnh XLVPHC, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

2. Trong trường hợp đang tiến hành thanh tra, khi xét thấy nếu không tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm thì có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ gây khó khăn cho việc xác minh, giám định,  kết luận thì Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ cũng có quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nhưng trong thời gian 24 giờ phải báo cáo Chánh Thanh tra Bộ (nếu là thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ), hoặc Chánh Thanh tra Sở (nếu là Thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ). Đối với các cơ quan thực thi khác cũng áp dụng nguyên tắc này. Trường hợp không được sự đồng ý thì phải trả lại vật, tiền, hàng hoá, phương tiện đang tạm giữ (Điều 215 Luật SHTT, Điều 25 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

3. Khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền phải ra quyết định tạm giữ vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm và phải lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định tại Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp tang vật, phương tiện cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm  (hoặc trước mặt đại diện gia đình, tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến, nếu người vi phạm vắng mặt). Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

( theo Bộ khoa học và công nghệ )

Bài thuộc chuyên đề: Khái niệm cơ bản về Sở hữu trí tuệ: 215 câu hỏi và trả lời

  • Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Bảo vệ SHTT: Thờ ơ - hải quan “bó tay”
  • Sở hữu trí tuệ: Gậy nào đập lưng ông nào?
  • Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
  • Hài hòa hóa việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (phần II )
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%