Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Luật Cạnh tranh nhằm chống lạm dụng vị trí độc quyền

Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh: "nếu anh có vị trí độc quyền mà lạm dụng vị trí độc quyền thì mới phải lên án" - Ảnh: Thùy Linh

Tại hội thảo về tác động của các hành vi hạn chế cạnh tranh vừa được tổ chức tại Hà Nội, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Đức Minh lo ngại rằng luật chống độc quyền có thể tác động xấu đến các tập đoàn nhà nước.

“Nếu không có các tổng công ty này, làm sao Việt Nam có thể cạnh tranh với thế giới?”, ông Minh đặt câu hỏi với các chuyên gia tham gia thuyết trình tại hội thảo.

Theo ông Minh, một thách thức rất cơ bản nhưng vô cùng quan trọng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam là làm sao để Luật Cạnh tranh không mâu thuẫn với các chính sách phát triển. Ông lo ngại các tổng công ty lớn như tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) hay Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ bị coi như những “cacten” (hình thức tổ chức độc quyền) và hạn chế hoạt động theo luật.

Nhưng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh Việt Nam - cơ quan xét xử các vụ kiện cạnh tranh, thì sự tồn tại của các công ty độc quyền của Việt Nam không hề mâu thuẫn với Luật Cạnh tranh.

Ông Vĩnh cho rằng, các công ty “tự nhiên” trở thành công ty độc quyền vì sản phẩm độc nhất vô nhị của họ như Microsoft, hoặc các tổng công ty nhà nước do “lịch sử để lại” như ở Việt Nam về cơ bản không có gì sai trái. “Nhưng nếu anh có vị trí độc quyền mà lạm dụng vị trí độc quyền thì mới phải lên án”, ông Vĩnh nói.

Tại cuộc hội thảo nói trên, do tổ chức phi lợi nhuận Diễn đàn cạnh tranh châu Á phối hợp tổ chức, luật sư Timothy T. Hughes của Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ, cũng nhận định: nếu các công ty độc quyền không phải là những nhà sản xuất hiệu quả, không thể cạnh tranh lành mạnh ở thị trường trong nước, thì cũng không thể nói đến việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài.

Theo ông, nếu các công ty lớn lạm dụng vị trí thống lĩnh hay độc quyền của mình, thì nhà nước cũng phải xử phạt giống như các công ty khác, vì mục đích cuối cùng của bất cứ bộ luật cạnh tranh nào là để đảm bảo sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực của thị trường.

Việt Nam ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, trong bối cảnh nhiều nước châu Á khác cũng lần lượt ban hành luật về cạnh tranh để thúc đẩy thương mại và đầu tư sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998.

Luật Cạnh tranh cấm các hành vi hạn chế cạnh tranh như lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

 

 

(Theo Thùy Linh // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Bảo vệ SHTT: Thờ ơ - hải quan “bó tay”
  • Sở hữu trí tuệ: Gậy nào đập lưng ông nào?
  • Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
  • Hài hòa hóa việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (phần II )
  • Vi phạm hành chính về quyền tác giả có thể bị phạt tới 500 triệu đồng
  • Trung Nguyên mở quán cà phê nhượng quyền mới
  • Nước mắm xuất xứ Phú Quốc: Có thể bị từ chối đăng ký
  • Đăng ký nước mắm xuất xứ Phú Quốc
  • Nhân Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới (26/4): Sáng tạo xanh với sự trợ giúp của sở hữu trí tuệ
  • Phòng Thương mại Hoa Kỳ đề nghị hợp tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
  • Giới thiệu khái quát các điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ
  • Sở hữu trí tuệ là gì?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%