Microsoft đã thua trong vụ khángcáo quyết định của một tòa án Mỹ tuyên buộc công ty này phải bồi thường một khoản tiền trị giá 240 triệu USD do vi phạm bản quyền.
Word 2003 và 2007 là những phiên bản phổ biến nhất trên thị trường
Quyết định tuyên phạt Microsoft phải bồi thường 240 triệu USD được một tòa án Mỹ đưa ra vào tháng 8/2009. Nguyên đơn chiến thắng trong vụ kiện này là i4i, họ đã cáo buộc Microsoft vi phạm các bằng sáng chế của họ.
Các bằng sáng chế này liên quan đến việc sử dụng XML, một ngôn ngữ giúp bảo vệ các dạng dữ liệu trong các chương trình khác nhau.
Tòa án này cũng yêu cầu Microsoft phải hủy bỏ công nghệ i4i khỏi bộ phần mềm Office và dừng bán các chương trình vi phạm bản quyền.
Lệnh cấm bán của tòa án bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2010 và được áp dụng với tất cả phần mềm Microsoft Office, đặc biệt là phiên bản Word 2003 và 2007, có sử dụng bất hợp pháp các bằng sáng chế.
Kể từ thất bại tại vòng đầu của cuộc chiến pháp lý trên, Microsoft đã phải hủy bỏ công nghệ đang tranh cãi này ra khỏi các sản phẩm Office của hãng.
Không lâu sau khi thua trong vụ kiện ban đầu, Microsoft đã đệ đơn kháng cáo, yêu cầu tòa án xem xét lại quyết định trên. Hồi tháng 12/2009, một ban hội thẩm đã được thành lập để xem xét lại bản án.
Trong lần xem xét kháng cáo này, tòa án đã một lần nữa tuyên phạt y án sơ thẩm và cũng đã lý giải tại sao lại đưa ra quyết định đó. Trong các văn bản lý giải nguyên do, 3 thẩm phán xem xét bản kháng án đã cho rằng, có bằng chứng cho thấy Microsoft đã biết rằng, công nghệ i4i đã được đăng ký bản quyền từ trước khi hãng này sử dụng nó vào các chương trình Office.
Tuy nhiên, lần kháng cáo trên không phải là việc cuối cùng mà Microsoft có thể làm. Các văn bản của tòa án hiện đang được gửi tới một toà kháng án khác, nơi sẽ quyết định liệu Microsoft có được trình vụ việc lên một cấp khác để xem xét lại hay không. Quyết định này sẽ có trong vòng 6 tuần tới. Nếu tòa án này từ chối thì khi đó, Microsoft có thể kháng cáo vụ việc lên tòa án tối cao.
Các bằng sáng chế của i4i đã được đăng ký từ năm 1998 và đưa ra một cách "thao tác cấu trúc và nội dung của một văn bản một cách riêng lẻ nhau", mà XML chính là phương tiện để thực hiện việc này.
Dân nhà giàu mới nổi ở Trung Quốc đang đẩy mạnh việc chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài. Hải quan một số nước như Mỹ và Canada đã bắt giữ được những khoản tiền mặt lớn giấu kỹ trong hành lý của hành khách Trung Quốc ở sân bay.
Nhìn loạt ảnh này, ít ai có thể hình dung đây là những công đoạn chế biến để có những con tôm khô có màu vàng đỏ, óng đẹp bắt mắt, thịt chắc, "vị ngọt tự nhiên"… thường được xem như quà đặc sản.
Về tài làm giả séc, thế giới tội phạm phải gọi Frank bằng "cụ" bởi bộ óc thông minh cộng với tính láu lỉnh và khả năng nghiên cứu tỉ mỉ, bí quyết thay đổi số để gây mất thời gian khi kiểm tra.
Tòa án Trung Quốc mới đây tuyên phạt án tù chung thân đối với “ông trùm” của một đường dây làm giả túi xách Hermès. Hình phạt này được đánh giá là mạnh tay bất ngờ và phát tín hiệu về những nỗ lực tiếp theo của Trung Quốc trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Trứng gà giả, thịt lợn nhiễm chất tạo nạc, sữa nhiễm chất độc hóa học, chất gây ung thư…những vụ bê bối thực phẩm bẩn liên tục khiến dư luận Trung Quốc hoang mang. Đâu là nguyên nhân đằng sau những scandal liên tiếp này?
Trong những điều luật buồn cười dưới đây, một số đã không còn được áp dụng, một số vẫn còn hiệu lực. Một số điều luật buồn cười, ngớ ngẩn. Có những luật được lập từ cách đây nhiều thập niên và vẫn chưa được dỡ bỏ.
“Gã khổng lồ tìm kiếm” Google và Facebook đã bị một công ty New York (Mỹ) đệ đơn kiện vì những sáng kiến liên quan đến phần mềm cho phép mọi người tham gia mạng xã hội trên di động.
Toà án tại Đức đang giải quyết một vụ án được cho là không bình thường, khi chưa tìm ra giải pháp cho vụ hơn 100.000 tấn rác từ Ý được xuất sang đông Đức, giúp một nhà máy xử lý chất thải tại đây không bị phá sản. Đây là biện pháp nhằm giải quyết những đống rác chất đầy thành phố Napoli, thậm chí biến thành cuộc khủng hoảng về rác vào năm 2008, nhưng lại vi phạm luật pháp Đức.
Trung Quốc ngày 23/2 đã phủ nhận sự liên quan của chính phủ nước này đối với vụ tấn công mạng nhằm vào hãng cung cấp dịch vụ tìm kiếm trên Internet Google của Mỹ.
Nói là bí quyết, việc sử dụng catmi hầu như không quá xa lạ với giới làm đồ trang sức Trung Quốc bởi kim loại này sáng bóng, dẻo dai, dễ dát mỏng ở nhiệt độ thấp và điều quan trọng là rất rẻ.
Chính quyền thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc hôm 25.2 cho biết đã tiêu hủy 3,5 tấn đậu đũa nhập từ tỉnh Hải Nam vì nhiễm loại thuốc trừ sâu Isocarbophos với dư lượng quá cao. Hiện thành phố Vũ Hán cấm bán đậu đũa trồng ở Hải Nam trong vòng 3 tháng.