Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Noordin chưa chết?

Sau những ngày cuối tuần sôi động với thông tin Noordin Mohammed Top, trùm khủng bố bị truy nã gắt gao nhất ở châu Á, bị bắn chết hôm 8-8, giờ đây cảnh sát Indonesia hầu như không còn tin vào thành tích đó


Báo điện tử Jakarta Globe ngày hôm qua dẫn lời tướng Nanan Sukarno, người phát ngôn cảnh sát quốc gia Indonesia, cho biết ông vẫn còn đợi kết quả xét nghiệm DNA mới có thể xác nhận cái xác đang được canh giữ cẩn mật trong  bệnh viện cảnh sát Polri Sakanto ở Đông Jakarta có phải là Noordin hay không. Tuy nhiên, ông Sukarno nói bóng nói gió rằng có thể  Noordin vẫn còn sống vì  ông không tin vào lời hai tên khủng bố chỉ điểm  nơi lẩn trốn của Noordin.

Tổng thống Yudhoyono (bên trái) tiếp chỉ huy trưởng cảnh sát quốc gia
Bambang Hendarso tại Phủ Tổng thống. Ảnh: AFP


Đó là Aris và Hendra, hai trong số 3 người tình nghi là đệ tử của Noordin, thuê căn nhà ở Temanggung bị  chi đội 88 chống khủng bố cảnh sát Indonesia đột kích từ  17 giờ ngày 7-8 đến 10 giờ ngày 8-8. Nhật báo Kompas cho biết họ bị bắt khi ra khỏi nhà đi làm ở một tiệm sửa mô tô ngày 7-8. Sukarno nói: “Cả hai thú nhận với chúng tôi rằng đó là xác  của Noordin nhưng chúng tôi không tin. Song chúng tôi vẫn phải chờ kết quả xét nghiệm DNA”.


Chỉ là thủ tục


Ngày 10-8, các mẫu DNA tham chiếu đã được người của chi đội 88 lấy từ các người con của Noordin ở Malaysia và đem về Jakarta để đối chiếu với DNA người chết. Da’i Bachtiar, đại sứ Indonesia tại Malaysia, đã xác nhận tin này với phóng viên tờ Jakarta Post.


Ông Da’i, cựu chỉ huy trưởng cảnh sát Indonesia, nói thêm: “Có thể chúng tôi sẽ đưa vợ, con và một số thành viên gia đình của Noordin về Indonesia để nhận diện xác chết có phải là Noordin hay không. Chúng tôi cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát Malaysia vì họ có dấu vân tay của Noordin”.


Nguồn tin của nhật báo Malaysia Star dẫn lời ông Dynno Chressbon, cố vấn chống khủng bố của chính phủ Indonesia, cũng cho biết một trong số các bà vợ của Noordin và ba con đang sống ở Indonesia cũng được cảnh sát đưa về Jakarta để lấy mẫu DNA.

Một quan chức cảnh sát yêu cầu giấu tên tuyên bố trên tờ Jakarta Globe: “Chúng tôi đã lấy được mẫu DNA của cha ruột Noordin. Nhưng không có mẫu DNA này, chúng tôi cũng sẵn sàng xác định rằng xác chết đó không phải là Noordin. Làm xét nghiệm DNA chỉ là vấn đề  thủ tục mà thôi”. Cũng theo quan chức này, Aris đã khai láo.


Chỉ có một xác chết


Theo khai báo  của Aris và Hendra,  150 cảnh sát chi đội 88 chống khủng bố đã bao vây đột kích một ngôi nhà trệt ở làng Beji, huyện Temanggung, miền Trung Java. Sau 17 giờ đọ súng với những người trong nhà, cảnh sát đã giết được một người (chứ không phải 3 người như thông tin ban đầu). Xác người này được tìm thấy nằm trong  bồn tắm, phía sau đầu bị bắn bể.


Các đài truyền hình Indonesia bám theo cuộc đột kích nói trên cho rằng xác chết đó là Noordin  được chở cấp tốc về thủ đô Jakarta để lấy dấu vân tay và làm xét nghiệm DNA. Hãng tin Pháp AFP ngày 11-8 đưa tin vân tay và diện mạo của xác chết không giống của Noordin. Điều này càng củng cố  tin đồn trong mấy ngày qua rằng tên khủng bố người Malaysia một lần nữa đã trốn thoát  một cách tài tình.


Một yếu tố khác khiến cảnh sát Indonesia tin rằng Noordin vẫn còn sống  sau khi một cựu đệ tử của y đã đến nhận diện xác chết và kết luận rằng không phải Noordin. Theo các điều tra viên pháp y của cảnh sát quốc gia, người này tên là Usman, từng ở tù 4 năm và được trả tự do  hồi tháng 5 vừa qua. Cảnh sát nói sau khi nhìn lướt qua, Usman đã khẳng định rằng đó không phải là Noordin.


AFP cũng  dẫn một nguồn tin cảnh sát yêu cầu được giấu tên,  theo đó các chuyên gia về vân tay xác nhận: “Không phải Noordin. Chúng tôi biết rõ vân tay và diện mạo của y. Chúng tôi sẽ tiếp tục truy tìm xem hắn ở đâu”. Tuy vậy, chính thức mà nói cảnh sát vẫn chưa thừa nhận chuyện này. Nanan Sukarno nhấn mạnh”. Dù cho người đó là ai, cần phải chứng minh một cách khoa học”.


Diễn biến mới nói trên phần nào trùng khớp với những nhận định trước đó của các nhà phân tích tình báo và các chuyên gia chống khủng bố dày dạn kinh nghiệm.


Hendropriyono, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Indonesia (gọi tắt là BIN theo tiếng Indonesia), từng phát biểu  trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình ngày 8-8: “Theo tin tức, có ít nhất 4 người trong nhà bị bắn chết trong cuộc đột kích của cảnh sát nhưng chỉ tìm thấy một xác chết, nói là của Noordin. Thật khó tin có chuyện một người như Noordin sống một mình trong căn nhà đó mà không có vệ sĩ. Là một nhà phân tích tình báo, tôi sẵn sàng đánh cược rằng người chết không phải là Noordin”.


Người bán hoa


Ngày 10-8, tờ Jakarta Globe dẫn nguồn tin cảnh sát chống khủng bố cho biết xác chết đã được nhận diện. Đó là Ibrahim, còn gọi là Boim, 40 tuổi, nhân viên bán hoa ở khách sạn Ritz-Carlton mới được Noordin tuyển mộ làm chiến binh đánh bom liều chết.

Ngày 17-7 vừa qua, khách sạn sang trọng này và khách sạn 5 sao JW Marriott ở gần đó đã bị tấn công bằng  bom gây thiệt hại vật chất khá nặng, làm 7 người chết (hầu hết là người nước ngoài), không kể 2 tên đánh bom tự sát và làm bị thương hàng chục người khác. Ibrahim cùng với một đồng bọn chỉ biết tên gọi tắt là SJ  được coi  mất tích kể từ đó.


Nguồn tin khẳng định: “Chúng tôi biết chính xác là Ibrahim vì chúng tôi đã làm xét nghiệm vân tay. Hiện nay chúng tôi tiếp tục làm xét nghiệm DNA để khẳng định thêm”. Cũng theo nguồn tin này, Ibrahim đã trốn tránh trong nhiều thành phố ở miền Trung Java trước khi ẩn náu tại ngôi nhà bốn bề là ruộng lúa và ruộng bắp bị chi đội 88 đột kích ngày 8-8.


Trước các nguồn tin nói trên, Chủ tịch Hạ viện Agung Laksono đã yêu cầu cảnh sát mau công bố tên tuổi người bị giết hôm 8-8 ở làng Beji, Temanggung. Ông tuyên bố trong một cuộc họp mới đây của hạ viện. “Nếu không phải Noordin, hãy cho chúng tôi biết đó là người nào. Chúng tôi cũng muốn nghe cảnh sát có những dự kiến  gì về Noordin bởi tình hình (mập mờ) này đang làm cho quần chúng hoang mang”.

(Theo NGUYỄN CAO // Nguoilaodong Online)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • Thẻ tín dụng: Lịch sử và những trò lừa đảo
  • Đức: Hối lộ để nhận bằng tiến sĩ
  • Moscow: Xưởng may lớn của người Việt bị đình chỉ hoạt động
  • Chuyên gia chất nổ Noordin
  • “Trang web phiền toái nhất thế giới” sắp bị kiện
  • Trung Quốc điều tra việc ghép tạng
  • 4.450 tài khoản khách hàng Mỹ sẽ bị công khai
  • Nhiều nước cảnh báo về trò lừa đảo ở sân bay Bangkok
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%