Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trùm mafia sa lưới ở Nga



Tariel Oniani. Ảnh: ROSBALT

Sau mấy năm săn đuổi, cảnh sát đã bắt được Tariel Oniani ở vùng ngoại ô Moscow (Nga)

Tariel Oniani (hay Taro), người gốc Georgia, là một trong những trùm tội phạm lớn nhất ở Nga. Y cùng với các vệ sĩ bị sa lưới ở làng Gorki-2 thuộc ngoại ô Moscow khi đang trên đường theo đuổi vụ bắt cóc một doanh nhân Georgia. Y có thể bị kết án 15 năm tù giam.

Theo Top News, cơ quan bảo vệ pháp luật cho biết ngày 27-3-2009, một doanh nhân gốc Georgia bị bắt cóc từ khách sạn Chiếc Nhẫn Vàng (Nga). Bọn bắt cóc cầm giữ con tin trong một căn hộ ở Moscow và đòi tiền chuộc 500.000 USD. Ba ngày sau, bọn tội phạm trả tự do cho doanh nhân này sau khi đã nhận một nửa số tiền trên.

Cuối tháng 5, trong quá trình truy lùng, cảnh sát bắt được một trong những tên bắt cóc. Sau đó, cơ quan điều tra phát hiện Tariel Oniani có quan hệ với bọn bắt cóc và y đã bị bắt giam. Theo tài liệu của cơ quan an ninh, trùm mafia gốc Georgia này sinh sống ở Moscow dưới cái tên David Mulukhov. Điều này gắn liền với sự kiện Tariel Oniani bị truy lùng trên phạm vi quốc tế mà chính quyền Tây Ban Nha phát động trước đây.

Tariel Oniani sinh năm 1952 ở miền Tây Georgia. Y đã từng bị kết án 17 năm tù vì tội giết người và cướp của. Kể từ đó, y đã 8 lần là đối tượng bị âm mưu thanh toán để trừng phạt. Chính quyền Georgia cũng săn lùng Tariel Oniani vì nghi ngờ y có dính líu đến việc tổ chức một nhóm tội phạm. Thực ra, Tổng thống Georgia cho rằng Tariel Oniani bảo trợ cho phe đối lập.

Kẻ gây chiến trong thế giới tội phạm

Theo hãng tin Rosbalt (Nga), việc bắt giữ Tariel Oniani vì tội bắt cóc chỉ là cái cớ. Các nhà điều tra cho biết sau này y sẽ bị cáo buộc các tội khác nữa, trong khi cơ quan cảnh sát khẳng định Tariel Oniani là một trùm tội phạm, một trong những kẻ chủ mưu gây ra cuộc chiến căng thẳng giữa các băng nhóm tội phạm.
Thập niên 1990, Tariel Oniani ra nước ngoài - đầu tiên đến Paris (Pháp), sau đó là Tây Ban Nha. Ở đó, y kinh doanh trong ngành xây dựng, chủ sở hữu một gói cổ phiếu lớn của hãng hàng không Georgia Airzena.

Trong 2 năm 1995 và 1998, người ta đã có ý định bắt Tariel Oniani phải chịu trách nhiệm hình sự về việc tổ chức một xã hội tội phạm, thế nhưng các cơ quan bảo vệ pháp luật Tây Âu đã không làm được điều này. Năm 2005, Tây Ban Nha tiến hành một chiến dịch quy mô và rầm rộ. Hơn 4.000 cảnh sát với xe bọc thép và trực thăng đã đồng loạt thực hiện 70 cuộc săn lùng ở Barcelona, Alicante và Marbella. Tuy nhiên, khi ấy, Tariel Oniani đã kịp trốn thoát và cảnh sát chỉ bắt được  con gái 12 tuổi của y. Kể từ đó, Tariel Oniani nằm trong tầm ngắm của Interpol.

Sau một thời gian chạy trốn khỏi Tây Ban Nha, Tariel Oniani đã xuất hiện trên lãnh thổ Nga và nhập quốc tịch nước này. Tháng 4-2006, Tariel Oniani đến sứ quán Georgia ở Nga và nộp đơn xin chấm dứt quốc tịch Georgia, kèm theo bản sao hộ chiếu Nga.

Do cuộc bố ráp của cảnh sát Tây Ban Nha, trùm mafia nói trên đã bị tước mất hết nguồn thu nhập. Khi trở lại Nga, y trở thành kẻ tổ chức việc phân chia lại trong thế giới tội phạm và xung đột với một ông trùm khác có biệt danh Ded Hasan. Từ đó, cuộc chiến giữa các phe phái mafia đã tước đi mạng sống của hàng chục người. Riêng trong thời gian gần đây, đã có 4 thành viên mafia bị thanh toán ở Moscow.

(Theo NGÔ SINH // Nguoilaodong Online)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • Công khai công tác phí
  • Tòa án chống tham nhũng gặp khó
  • Cẩn thận với nguy cơ tấn công lừa đảo trên Facebook
  • Trung Quốc: Tiếp viên karaoke được miễn tội giết quan chức
  • Chuyện ông sui của tổng thống
  • Giám đốc CIA: Bin Laden vẫn đang ẩn náu tại Pakistan
  • Italia: Xóa sổ một nhóm hacker quốc tế tài trợ khủng bố
  • Trung Quốc bị kiện vì hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%