Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ án chấn động nước Pháp

Phiên tòa xét xử cựu Thủ tướng Pháp Đô-mi-ních Đờ Vi-lơ-panh với cáo buộc âm mưu bôi nhọ và hủy hoại sự nghiệp chính trị của đối thủ tranh cử được mở ngày 21-9 đã và đang gây chấn động cả nước Pháp.

41 người, trong đó có đương kim Tổng thống Ni-cô-la Xác-cô-di đã cùng đâm đơn trong vụ kiện chính trị được gọi là phiên tòa của thập kỷ này. Trong tuần đầu của quá trình xét xử, Bồi thẩm đoàn đã nghe lời luận tội và biện hộ để xác định liệu ông Vi-lơ-panh có thực sự tham gia vào "chiến dịch" vu khống nhằm phá hoại nỗ lực của ông Xác-cô-di trong cuộc chạy đua trở thành người kế nhiệm cựu Tổng thống Giắc Si-rắc năm 2007 khi hai người cùng là đối thủ ngang sức, ngang tài. Kết quả của phiên tòa cũng sẽ quyết định sự nghiệp chính trị khá lẫy lừng của ông Vi-lơ-panh liệu có kết thúc bằng mức án 5 năm tù giam và 45.000 ơ-rô tiền phạt hay ông có thể tiếp tục sự nghiệp nếu được tuyên bố trắng án.

Báo chí Pháp những ngày qua đã không ngớt đưa tin về vụ bê bối chính trị này khi những người liên quan gồm nhiều nhân vật có tầm cỡ, từ các chính trị gia, doanh nhân, tình báo đến thẩm phán, nhân viên kế toán, nhà toán học và phóng viên... 

Vụ việc diễn ra vào năm 2004, thời điểm ông Vi-lơ-panh đương chức Bộ trưởng Nội vụ Pháp còn ông N.Xác-cô-di giữ chức Bộ trưởng Tài chính. Vào thời điểm đó, cả hai ông cùng là ứng viên sáng giá vào vị trí ông chủ điện Ê-li-dê và ông Vi-lơ-panh nhận được sự ủng hộ của Tổng thống đương nhiệm lúc đó là Giắc Si-rắc. Tâm điểm của vụ rắc rối là một chiếc đĩa CD chứa danh sách những người có tài khoản bí mật tại ngân hàng Clearstream của Lúc-xăm-bua. Các tài khoản này được lập ra để hứng những khoản "lại quả" khổng lồ từ thương vụ Pháp bán 6 tàu khu trục loại nhỏ cho Đài Loan từ năm 1991. Một trong những cái tên đáng chú ý được nhắc đến trong CD này, ngoài Đô-mi-ních Xtrau Can, hiện là Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế, Phó Chủ tịch Airbus và một vài chính trị gia, doanh nhân nổi tiếng khác có ông N.Xác-cô-di. Kể từ đây trên chính trường Pháp xuất hiện vụ bê bối mang tên: "Clearstream".

Bộ trưởng Vi-lơ-panh đã nhận được bản danh sách và sau đó yêu cầu tướng Phi-líp Rông-đô, người chỉ huy hoạt động tình báo Pháp ở nước ngoài tiến hành điều tra và kết quả thì đây là một danh sách giả. Ngay lập tức vụ việc đã loang khắp giới chính trị và luật pháp. Thế là từ một vụ án kinh tế, Clearstream biến thành vụ bê bối chính trị của nước Pháp thời hiện đại. Pháp đã chính thức mở cuộc điều tra vào tháng 9-2004 sau khi Phó Chủ tịch Airbus lúc đó khởi kiện. Nhưng phải 2 năm sau đó, năm 2006, ông N.Xác-cô-di mới đệ đơn kiện lên tòa án.

Ngoài ông Vi-lơ-panh, một bị cáo khác của phiên tòa là cựu Phó Chủ tịch Tập đoàn Hàng không vũ trụ châu Âu (EADS), công ty mẹ của Airbus, Gin Lu-ít Gơ-goóc-rin. Ông này là bạn thân của cựu Thủ tướng Pháp, bị cáo buộc đã ra lệnh lập bản danh sách giả trong đĩa CD nêu trên và bị buộc tội "vu khống, lăng mạ".   

Bên cạnh đó còn có Phlo-ri-an Buốc-giơ, một kế toán bị cáo buộc đã ăn cắp danh sách tài khoản từ Clearstream; và Đen-nít Rô-be, một phóng viên điều tra, người đầu tiên công bố vụ việc và cũng là người đã đưa tài liệu Clearstream cho chuyên gia máy tính và nhà toán học I-mát La-hút. La-hút bị buộc tội "xào nấu" các thông tin và tên tuổi trong danh sách bịa đặt, gồm cả tên Ni-cô-la Xác-cô-di.

Mặc dù vậy, ông N.Xác-cô-di vẫn thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2007. Trong khi đó, khi vụ Clearstream đã phủ bóng lên sự nghiệp của cựu Thủ tướng Vi-lơ-panh, người được xem là có khả năng tranh cử chiếc ghế Tổng thống Pháp năm 2012.

Ông Vi-lơ-panh luôn khẳng định đã không làm gì sai trái. Trước thềm phiên xử với tội danh "đồng lõa vu khống, đồng lõa dùng giấy tờ giả mạo, không trung thực", cựu Thủ tướng Pháp đã lên tiếng cáo buộc Tổng thống N.Xác-cô-di chính trị hóa vấn đề và rằng phiên tòa sẽ không bao giờ diễn ra nếu không có bàn tay của đương kim Tổng thống.

Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra trong một tháng, kết thúc vào ngày 21-10, nhưng có khả năng phải mất nhiều thời gian hơn thế để tòa án đưa ra được phán quyết cuối cùng. Cho dù kết quả thế nào thì như báo chí Pháp đưa tin: "Đây là phiên tòa của một thời đại, là vụ xử về một loại thủ đoạn chính trị, nơi hệ thống chính trị được coi như một công cụ nhằm trục lợi cá nhân".

(Theo Minh Nhậ // Hanoimoi Online)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • Đường đi của mô người chết
  • Vụ tham nhũng gây sốc Ấn Độ
  • Những cái chết bí ẩn trong tù
  • Vụ án “khủng bố y tế” ở Mỹ
  • Thái Lan: 100.000 quan chức bị giám sát tài sản
  • Phát hiện rác độc hại từ Ý xuất sang Việt Nam
  • Cựu Thủ tướng Pháp phải hầu tòa
  • Peru: Cựu Tổng thống Fujimori nhận tội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%