Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

4 công ty dược hưởng lợi gần 6 triệu USD vì “sơ suất” của Bộ Y tế

Hiện 4 công ty sản xuất được 20 triệu viên Tamiflu nhưng có tới 10 triệu viên bị hết hạn từ năm 2009 (ảnh chỉ có tính minh họa)

Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo thông báo kết luận thanh tra việc mua thuốc Tamiflu và dự trữ thuốc có hoạt chất Oseltamivir phosphat phòng dịch cúm H5N1. Trong đó, có 4 công ty dược được giao sản xuất thuốc cũng bị đề nghị “xử lý” vì khoản hoa hồng "kếch xù".

Đó là công ty dược vật tư y tế Phú Yên; Công ty Imexpharm, Công ty cổ phần dược phẩm (CPDL) Cửu Long; Công ty Stada VN. Theo kết quả thanh tra, những sai phạm của 4 công ty này xuất phát từ những sai phạm có "hệ thống" liên quan tới kế hoạch  mua thuốc Tamiflu và dự trữ thuốc có hoạt chất Oseltamivir phosphat phòng dịch cúm H5N1 của Bộ Y tế. 

Cụ thể, từ cuối năm 2003 đến cuối năm 2005, cả nước chỉ ghi nhận 91 trường hợp mắc cúm H5N1 tại 32 tỉnh, thành. Tuy nhiên, không biết dựa vào căn cứ nào mà trong tờ trình ngày 22/11/2005, Bộ Y tế lại đề xuất phải dự trữ đủ 30 triệu viên thuốc (3 triệu liều dành cho 3 triệu người) trước ngày 30/6/2006. Việc đề xuất thiếu căn cứ thực tế này đã khiến Việt Nam bị động, không mua được nguyên liệu thuốc từ hãng Roche – hãng dược phẩm có khả năng cung cấp thuốc giá rẻ hơn vào thời điểm sau tháng 8/2006 và có hạn dùng dài đến 10 năm. 

Và cũng chính vì báo cáo thiếu thực tiễn và mang tính “cấp bách” của Bộ Y tế đó đã buộc Việt Nam phải chuyển sang mua nguyên liệu thuốc của Ấn Độ với giá đắt hơn và có thời hạn ngắn hơn (chỉ có 3 năm). Tuy nhiên, trong việc mua nguyên liệu thuốc từ Ấn Độ, giá đề xuất của Bộ Y tế và của 4 doanh nghiệp dược được giao sản xuất cũng không thống nhất, vênh nhau “một trời một vực”. Cụ thể, giá Bộ Y tế đề xuất mua là 12.000 USD/kg trong khi giá mua của 4 công ty là từ 17.500 USD đến 18.500 USD/kg.

Kết quả thanh tra đã chỉ ra rõ nguyên nhân của sự “vênh này”. Đó là do Bộ Y tế không chủ động phối hợp với Bộ Tài chính để xây dựng khung giá mua thuốc mà “tự ý” giao đơn đặt hàng không ghi đơn giá, đồng thời giao cho các công ty tự tìm nguồn mua nguyên liệu, dẫn đến việc thẩm định giá thuốc bị động và phải phụ thuộc vào giá do các công ty đề xuất.

Mặt khác, việc chọn công ty sản xuất thuốc cũng không theo một trình tự nhất định. Mặc dù Bộ có thành lập một hội đồng thẩm định để lựa chọn cơ sở tham gia kế hoạch sản xuất thuốc nhưng trong biên bản làm việc của Hội đồng với các công ty không có nội dung thương thảo về giá, biên bản làm việc không có chữ ký của đại diện các công ty được thẩm định, không có kết luận rõ về kết quả thẩm định ở từng công ty. Đã vậy, việc quyết định chọn công ty và gửi đơn đặt hàng cũng được Hội đồng làm chóng vánh ngay tại buổi kiểm tra ở các công ty mà chưa hề có báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Quá trình thanh tra cũng cho thấy, sau khi giao nguyên liệu thuốc, nhà cung cấp đã đưa lại cho 4 công ty hơn 6 triệu USD, trong đó công ty CPDL Cửu Long nhận 3,8 triệu USD và để ngoài báo cáo tài chính. 3 công ty còn lại sau khi nhận tiền cũng không báo cáo với Bộ Y tế và Bộ Tài chính. Hiện tại, 4 công ty này đã sản xuất được 20 triệu viên nhưng có tới 10 triệu viên đã hết hạn từ tháng 3/2009, Bộ Y tế cũng đã quyết toán và thanh toán cho 4 công ty 562 tỷ đồng.

Trước những sai phạm trên, Thanh tra đã đề xuất Bộ Y tế kiểm điểm trách nhiệm, xử lý theo thẩm quyền những tập thể, cá nhân có khuyết điểm, khẩn trương tổ chức thử an toàn và tương đương sinh học với sản phẩm, xử lý số thuốc hết hạn theo quy định. Đồng thời đề nghị chuyển cơ quan điều tra xem xét tiếp nội dung khoản "hoa hồng" và giá mua nguyên liệu của 4 công ty dược.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Trên 5.000 hộ dân đồng ý nhận tiền bồi thường của Vedan
  • Nhiều doanh nghiệp nợ giấy kiểm tra chất lượng
  • Buộc công bố chất độc hại trong đồ điện tử
  • Hà Nội: Cưỡng chế 45 hộ dân trên "con đường đau khổ"
  • Tổng giám đốc Vinashin bị yêu cầu đình chỉ chức vụ
  • Rút giấy phép 7 dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Hepza
  • Hàng vạn taxi phải 'tút' lại màu sơn
  • Vinamit ngừng hoạt động nhà máy chính tại Bình Dương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%