Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảnh báo tranh chấp đăng thông tin trên website của DN

Thời gian vừa qua đã xảy ra tranh chấp giữa Cty ôtô Phạm Gia và ôtô Xuyên Việt xoay quanh vấn đề thông tin đăng tải trên trang chủ của ôtô Xuyên Việt có bình luận về các dịch vụ sửa chữa ôtô của Cty Phạm Gia.
 
Tranh chấp phát sinh khi diễn đàn của ôtô Xuyên Việt xuất hiện các bài viết bình luận về dịch vụ sửa chữa ôtô của Phạm Gia theo hướng không tích cực. Cty ôtô Phạm Gia đã có  phản hồi đến Cty ôtô Xuyên Việt, song, công ty này vẫn không gỡ các thông tin trên ra khỏi diễn đàn.

Trong trường hợp này cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cạnh tranh mà chủ yếu là cục quản lý cạnh tranh trước khi xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh phải trả lời cho câu hỏi liên quan đến tính xác thực của thông tin được đăng tải. Có hai trường hợp:

Website của Cty ôtô Phạm Gia đăng tải thư xin lỗi của Diễn đàn otosaigon.com thuộc Công ty ôtô Xuyên Việt

Thứ nhất: Nếu thông tin đăng tải trên diễn đàn ôtô Sài gòn không trung thực thì có cơ sở để áp dụng điều 43 của luật cạnh tranh. Theo đó:

Cấm DN gièm pha DN khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của DN đó.

Yêu cầu của luật cạnh tranh trong trường hợp này là phải tồn tại hành vi đưa ra thông tin không trung thực. Yếu tố hậu quả gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của DN đó chỉ mang tính chất suy đóan mà không cần chứng minh. Bởi vì mục đích của DN khi đưa ra các thông tin mang tính không trung thực về các vấn đề có liên quan đến đối thủ được suy đóan là nhằm gây tổn hại đến hình ảnh của đối thủ. Mặt khác, nếu như bắt DN bị gièm pha phải chứng minh mình bị ảnh hưởng xấu từ những không tin không trung thực của DN khác không manh tính hợp lý. Do đó, hành vi của diển đàn ôtô Xuyên Việt sẽ là hành vi gièm pha DN  khác nếu như thông tin DN này đăng tải trên diễn đàn là không trung thực.

Thứ hai: Nếu thông tin được đăng tải trên diễn đàn này là thông tin đúng. Lúc này cơ quản lý cạnh tranh muốn xác định có hay không sự vi phạm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh cần phải xác định ôtô Phạm Gia có bị thiệt hại gì xuất phát trực tiếp từ hành vi đăng tải thông tin của ôtô Xuyên Việt trên diễn đàn hay không? Có hai khả năng xảy ra.

Khả năng thứ nhất: Nếu như Cty ôtô Phạm Gia bị thiệt hại một cách trực tiếp vì các thông tin này thì đã thỏa mãn các dấu hiệu của hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác.

Cụ thể, để áp dụng điều 44 luật cạnh tranh cần phải thỏa mãn hai điều kiện: Hoạt động kinh doanh của DN bị ngưng trệ và sự đình trệ này không phải vì DN hoạt động kém hiệu qua hoặc từ các yếu tố khách quan như lạm phát, suy thoái kinh tế.... mà nó là kết quả trực tiếp của hành vi DN đối thủ thực hiện.

Về mặt lý luận, hành vi đưa thông tin đúng nhưng gây cản trở hoạt động của DN bị coi la hành vi cạnh tranh không lành mạnh được lí giải ở chỗ:

Theo quy định của bộ luật dân sự năng lực pháp luật của pháp nhân được giới hạn trong phạm vi hoạt động của pháp nhân. Theo quy định của luật DN, nghĩa vụ của DN là phải hoạt động theo đúng ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Về nguyên tắc, DN có quyền tự do sáng tạo trong hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Chức năng cung cấp thông tin về những sai trái và hạn chế trong hoạt động của DN khác trên thương trường đó là chức năng của cơ quan quản lí nhà nước, của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hoặc của cơ quan báo chí chứ không phải là chức năng của DN. Do đó, mặc cho các thông tin được DN sử dụng có là đúng thì nó vẫn cứ là hành vi được thực hiện ngoài chức năng của DN và là một hành vi trái luật.

Tuy nhiên, cần lưu ý là những thiệt hại mà ôtô Phạm Gia gánh chịu phải là thiệt hại trực tiếp từ hành vi đăng tải thông tin (đúng) của Xuyên Việt trên diễn đàn. Cho nên trong trường hợp, ngay sau thời gian các thông tin trên diễn đàn ôtô Sài gòn được đăng tải, Phạm Gia đã có những thiệt hại nhưng không liên quan trực tiếp đến việc đăng tải thông tin thì không cấu thành nên hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác.

Về mặt lý luận, việc phân biệt đâu là những thiệt hại xuất phát từ hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đâu là thiệt hại do sự yếu kém trong hoạt động của DN hoặc từ sức ép cạnh tranh hay  suy thoái kinh tế... là rất khó. Bởi vì, nếu dựa vào sự sụt giảm về doanh số của Phạm Gia mà đưa ra kết luận rằng bao nhiêu phần trăm trong sự sụt giảm đó có nguyên nhận trực tiếp từ thông tin mà ôtô Xuyên Việt đưa ra là một công việc đầy phức tạp.

Khả năng thứ hai: Không có thiệt hại xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp là hành vi đăng tải thông tin của Xuyên Việt. Trong trường hợp này không có hành vi vi phạm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh vì chưa đủ dấu hiệu để cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh.

Hiện nay, các website và diễn đàn do DN khởi tạo đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh chức năng là một kênh quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của DN trong qua trình kinh doanh, đôi lúc chính các website lại  trở thành một trong những công cụ để DN  thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm đến quyền va lợi ích hợp pháp của các DN khác.

Do đó, công tác thực thi pháp luật cạnh tranh cũng phải có những biến chuyển thích hợp với những dạng hành vi như thế này để góp phần tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần xây dựng một hành lang pháp lý vừa đảm bảo cho các quan hệ kinh tế diễn ra lành mạnh, thông thoáng, đạt hiệu quả cao, vừa đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như trên đã phân tích, website được nhìn nhận như là một trong những phương thức giao tiếp của DN với các cá nhân tổ chức có liên quan. Do đó, sự ràng buộc trách nhiệm đối với DN chủ quản website là vấn đề không phải bàn cãi. Việc nhận diện có hay không hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng như hành vi đó là hành vi nào theo pháp luật cạnh tranh cần phải căn cứ vào nội dung cũng như tính trung thực của các thông tin đăng tải trên website thuộc quyền quản lý của DN.

Trách nhiệm của người khởi tạo diễn đàn

Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp các thành viên của diễn đàn được tích hợp trên website đưa thông tin gây phương hại đến đối thủ cạnh tranh thì DN có phải chịu trách nhiệm về những hành vi đó?

Nghĩa vụ của DN với thông tin trên website

Quyền khởi tạo một trang thông tin trên Internet là một quyền được pháp luật công nhận. Trong lĩnh vực thương mại, các DN có quyền thành lập trang thông tin để giới thiệu về DN và các sản phẩm của mình, giới thiệu thông tin tới người tiêu dùng. Pháp luật khuyến khích và bảo hộ hoạt động này của DN với điều kiện các hoạt động trên Internet của DN đáp ứng các yêu cầu mà pháp luật về quản lí Internet qui định.

Về nguyên tắc, các diễn đàn đều có một ban quản trị diễn đàn để quản lý các nội dung được đăng tải trên diễn đàn cũng như định hướng các trao đổi trong diễn đàn thông qua việc lập các chủ đề trao đổi trên diễn đàn. Việc cho phép một thông tin xuất hiện ở trong diễn đàn hay không thuộc quyền quản trị của ban quản trị. Trong trường hợp này, giá trị thông tin đăng tải trên diễn đàn và thông tin xuất hiện ở trang chủ hoàn toàn không có gì khác nhau. Cho nên không thể lấy lý do các thông tin đăng tải trên diễn đàn là của các thành viên diễn đàn mà không phải là do người của DN đăng tải để loại bỏ trách nhiệm của DN.

Tuy nhiên, sẽ có trường hợp, diễn đàn có quá nhiều thành viên đến mức ban quản trị gặp khó khăn trong việc kiểm duyệt nội dung được trao đổi và đăng tải trên diễn đàn. Vậy, đây có thể coi là một sự cố “ngoài ý muốn” và loại bỏ trách nhiệm đối với DN hay không? Bởi vì như trên đã phân tích, ban quản trị của diễn đàn hầu như không biết đến các thông tin được các thành viên đăng tải. Sẽ rất khó để chấp nhận việc chối bỏ trách nhiệm của DN trong trường này vì hai lý do sau đây: Thứ nhất, cho dù số lượng thành viên của diễn đàn có nhiều như thế nào chăng nữa thì về mặt quản lý diễn đàn này vẫn đặt dưới sự quản trị của ban quản trị. Thứ hai, khi khởi tạo diễn đàn, DN phải cân nhắc khả năng quản trị của mình trong trường hợp diễn đàn thu hút số lượng lớn thành viên tham gia. Vì vậy, việc ban quản trị không kiểm soát được hết các thông tin đăng tải trên diễn đàn được nhìn nhận là lỗi của DN khởi tạo diễn đàn mà không thể coi đó là cơ sở loại trừ trách nhiệm của DN với lý do “không biết”.

Tuy vậy, số lượng thành viên của diễn đàn quá lớn trong những trường hợp nhất định se được coi là tình tiết giảm nhe cho DN trong trường hợp ban quản trị diễn đàn được thông báo về các thông tin đăng tải trên diễn đàn và ban quản trị đã tiến hành loại bỏ các thông tin có khả năng xâm phạm đến đối thủ cạnh tranh. Còn trường hợp ban quản trị đã được thông báo về các thông tin nhạy cảm nhưng không tiến hành loại bỏ thì không thể coi đây là hành vi vô ý được.

Điều khoản giữa diễn đàn và thành viên

Việc tham gia các diễn đàn của các thành viên được tiến hành thông qua việc đăng ký một tài khoản. Theo đó, các thành viên phải chấp nhận các điều khoản về nội quy của diễn đàn trước khi được chấp thuận trở thành thành viên chính thức của diễn đàn. Người đăng ký sẽ phải đưa ra lựa chọn: Chấp nhận toàn bộ các các điều lệ của diễn đàn và trở thành thành viên hoặc không chấp nhận và không được xác lập thành viên.

Ngoài ra, còn có rất nhiều điều khoản dịch vụ mà thành viên phải tuân thủ như “các thành viên không được lợi dụng các hoạt động trên diễn đàn để xâm phạm đến các cá nhân, tổ chức khác, thành viên phải chịu trách nhiệm về nội dung trao đổi trên diễn đàn”. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp tồn tại điều khoản này, DN vẫn phải chịu trách nhiệm với các bên có liên quan về các thông tin được đăng tải trên diễn đàn.

Tóm lại, một khi khởi tạo một website, DN phải có nghĩa vụ quản lý các thông tin được đăng trên website đó. Các DN phải chịu trách nhiệm và sự ràng buộc bởi các thông tin đăng tải trên website bao hàm cả trường hợp DN tự đăng tải thông tin hay thông tin được đăng tải bởi các thành viên của diễn đàn được tích hợp trên website dưới quyền quản trị của DN. Ngay cả trong trường hợp thông tin trên website được đăng tải trên website do một bên thứ ba nào đó đăng tải xuất phát từ lỗi của DN trong việc thực hiện hoạt động bảo mật, DN vẫn phải chịu trách nhiệm có liên quan đến các thông tin đăng tải trên website nếu như DN không chứng minh được quyền quản trị đối với website bị đánh cắp bởi các thủ thuật Internet hoặc các hành vi khác.

 

(dddn)

  • Nhiều phương tiện, thiết bị sẽ phải dán nhãn năng lượng
  • Phát hiện thêm nhiều đồ chơi đĩa bay Trung Quốc giả sáng chế của TOSY
  • Từ 1/11 thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc
  • Hàng lậu vào cả siêu thị
  • Cảnh báo nguy hiểm từ thực phẩm, nước uống NK của Đài Loan
  • Mỳ Tiến Vua: Vỏ ghi không Transfat, kiểm nghiệm lại có
  • Nới lỏng thuế đối với hoạt động cho thuê lại đất
  • BR -VT: Báo động vi phạm kinh doanh xăng dầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%