Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ quan công quyền có nên xử tranh chấp người tiêu dùng?

Lý lẽ  của Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng về việc cơ quan nhà nước đứng ra giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh để bảo vệ quyền lợi người yếu thế không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tán thành.

UBTVQH sáng nay (20/8) tiếp tục tranh luận về những nội dung lớn còn chưa thống nhất trong dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Đáng chú ý, cơ quan soạn thảo và UBTVQH vẫn chưa đạt được đồng thuận trong việc tìm ra cơ chế cũng như hình thức để giải quyết tranh chấp.

Mô tả ảnh.
UBTVQH cho rằng, các tranh chấp lâu nay chỉ diễn ra ở những giao dịch nhỏ lẻ như con cá, mớ rau. Ảnh minh họa: Lê Nhung

Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường, cơ quan thẩm tra dự án luật thì cho rằng, đáng lý tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải giải quyết qua tòa án (theo Luật Tố tụng dân sự). Song cơ chế hiện tại khiến người dân chẳng mấy mặn mà với việc khiếu nại ra tòa nếu mua phải hàng kém chất lượng. Chưa kể, đa số tranh chấp đều là các vụ việc nhỏ lẻ, giản đơn.

"Cần có một phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của cơ quan công quyền để xử lý nhanh gọn", thường trực Ủy ban nhận định.

Đa số thành viên UBTVQH không tán đồng xu hướng cho phép cơ quan công quyền tham gia giải quyết tranh chấp.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, Bộ Công thương không thể có tham vọng "bảo vệ người yếu thế" từ con cá, lá rau bằng cách nhúng tay giải quyết các tranh chấp nhỏ lẻ.

"Không thể biến cơ quan hành chính thành cơ quan tài phán, các chuyên gia ngành công thương lại đi xử án". Ông Thuận cho rằng, các cơ quan quản lý nên can thiệp mạnh mẽ để lập lại trật tự trong quản lý hàng hóa chứ không can thiệp sâu vào vụ việc tranh chấp.

Dự thảo luật sẽ còn tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh.

Dự thảo luật cũng đưa ra một số quy định chung về quyền và địa vị pháp lý của tổ chức hội trong bảo vệ người tiêu dùng.

Theo Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, các tổ chức hội nên tham gia tư vấn cho người tiêu dùng, hoặc công bố các sản phẩm đã được kiểm định chất lượng để định hướng người tiêu dùng biết chọn sản phẩm tốt chứ không nên chỉ lên tiếng khi có các vụ kiện cáo.  

  • Lê Nhung// VietnamNet

  • 19 ngành nghề không được hoạt động trong khu dân cư
  • “Rùa độc” tràn ra thị trường
  • Cách tính thuế đối với các hợp tác xã vận tải
  • Nhà thầu không được phép ủy quyền để tham gia dự thầu
  • Đồng Nai : 2 "đại gia" cà phê vỡ nợ
  • Nhiều DN dược vi phạm quy định về giá thuốc bị xử lý
  • Thần dược "thổi lợn"...40kg/tháng: Cần là có!
  • Đình chỉ hoạt động của 5 dự án ở Khu kinh tế Dung Quất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%