Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công tác chống tham nhũng chuyển biến tích cực

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: Đức Tám/ TTXVN)


Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng khẳng định công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong 6 tháng đầu năm nay đã có chuyển biến tích cực, củng cố niềm tin trong toàn Đảng và nhân dân về quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đấu tranh loại trừ tham nhũng, làm trong sạch bộ máy Đảng, Nhà nước.


Tại phiên họp thứ 10 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng nhằm đánh giá kết quả công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm nay và chỉ đạo nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, ngày 8/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết các vụ án tham nhũng trọng điểm đã được xử lý nghiêm khắc, được nhân dân đồng tình ủng hộ và quan trọng hơn là thông qua việc xử lý các vụ án tham nhũng đã nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về phòng, chống tham nhũng…

Đây cũng là cơ sở để khẳng định việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 9) sau hai năm đã đạt kết quả bước đầu quan trọng. Số vụ án tham nhũng mới được phát hiện có dấu hiệu ít hơn về số vụ, quy mô gây thiệt hại cũng ít hơn. Cùng với việc chỉ đạo điều tra xử lý các vụ việc tham nhũng, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng đã được bổ sung từ thực tế đấu tranh chống tham nhũng…

Ghi nhận những kết quả tích cực của công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế như việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định về phòng ngừa tham nhũng ở lĩnh vực như kê khai tài sản, quản lý đất đai hiệu quả còn thấp. Công tác phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng còn kéo dài. Quy chế giải quyết đơn thư tố cáo liên quan đến tham nhũng chưa rõ ràng, dẫn đến chồng chéo. Việc xử lý trách nhiệm người đúng đầu tại các đơn vị xảy ra tham nhũng còn hạn chế…

Để làm tốt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Thủ tướng yêu cầu các cấp, bộ, ngành Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp về phòng, chống tham nhũng; bám sát nguyên tắc đấu tranh; phòng, chống tham nhũng phải được tiến hành quyết liệt, triệt để và đồng bộ, không được bằng lòng với kết quả đạt được.

Thủ tướng chỉ rõ một giải pháp phòng ngừa tham nhũng quan trọng là việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch các chế độ, thủ tục, chính sách sẽ thu hẹp môi trường của tội phạm tham nhũng. Trong đó phải quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong cải cách thủ tục hành chính, quản lý đất đai, ngân sách sao cho công khai, minh bạch và phải có sự giám sát của quần chúng, của nhân dân; làm tốt công tác giám sát của nhân dân, các tổ chức đoàn thể trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Việc giải quyết đơn thư tố cáo cần thận trọng, khách quan, không làm oan sai cũng không bỏ sót tội phạm; đặc biệt phòng ngừa chính những người được giao nhiệm vụ chống tiêu cực mà lại có những hành động tiêu cực, Thủ tướng nói.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, 6 tháng đầu năm, công tác giám sát, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử được tăng cường. Tiến độ, chất lượng xử lý các vụ án tham nhũng đã được nâng lên; đã cơ bản kết thúc việc xử lý các vụ án trọng điểm; nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và đưa ra xét xử; một số vụ việc, vụ án tham nhũng tồn đọng, kéo dài được giải quyết dứt điểm.

Cơ quan nhà nước và Ủy ban kiểm tra của Đảng ở một số địa phương đã tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là kiểm tra những trường hợp có dấu hiệu vi phạm. Qua đó, phát hiện, xử lý nhiều cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng; điển hình như Ủy ban kiểm tra các cấp tỉnh Hậu Giang xử lý kỷ luật 33 đảng viên có hành vi tham nhũng; Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Đồng Nai kỷ luật 4 đảng viên.

Thanh tra Chính phủ đã ban hành 8 kết luận thanh tra; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 1.164 tỷ đồng, gần 150.000 USD và 21.500 cổ phần; đề nghị xử lý hành chính đối với 11 tập thể, 24 cá nhân và kiến nghị chuyển cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ 3 vụ việc.

Bên cạnh đó, Thanh tra các bộ, ngành và địa phương đã triển khai gần 6.910 cuộc thanh tra, kết thúc trên 5.000 cuộc, phát hiện sai phạm gần 9.150 tỷ đồng, trên 8.247.900m2 đất; kiến nghị thu hồi về cho nhà nước 430.490 triệu đồng, hơn 6 triệu m2 đất; kiến nghị xử lý hành chính 275 tập thể, trên 1.000 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 26 vụ việc, 33 người./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Những khuất tất trong đấu giá tài sản củaTcty đường sắt Việt Nam
  • Cần Thơ: Hơn 168 tỷ đồng ngân sách trong 6 năm chưa thể quyết toán
  • Cháy trung tâm mua sắm Đệ Nhất Phan Khang - Đà Nẵng
  • Ngày 15/7: Quy chế cho xúc tiến thương mại chính thức có hiệu lực
  • Hà Nội: Phát hiện hơn 487 tỷ đồng tổng tài sản tham nhũng
  • Giả cảnh hình sự vòi tiền doanh nghiệp
  • Làm rõ 26 lô đất của ông tổng cục trưởng
  • Hà Nội: 11 DN bị xử phạt vì vi phạm về ngoại hối
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%