Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ga Sóng Thần: Muốn thuận lợi phải... chung chi

Theo phản ánh, muốn xếp hàng hóa vị trí tốt tại ga Sóng Thần phải chung chi
Theo phản ánh, muốn xếp hàng hóa vị trí tốt tại ga Sóng Thần phải chung chi

Sau khi DĐDN tiếp tục có phản ánh về những bức xúc của DN có hàng vận chuyển qua ga Sóng Thần, thì chúng tôi tiếp tục nhận được rất nhiều phản ánh của một số nhân viên đại diện chủ hàng tại đây, có người đã từng làm việc và có cả những người hiện vẫn đang làm việc tại đây. Số nhân viên này đều khẳng định luật ngầm... chung chi tại ga Sóng Thần tồn tại từ năm 2004 đến nay.

Một nhân viên nói: “Hở ra là tiền, hở ra là tiền”. Nguyên nhân thì ai cũng biết, đó là do ga hàng hóa duy nhất nên các nhân viên dồn toa, cấp toa có quyền sinh sát, DN muốn thuận lợi công việc thì phải chung chi. Theo tìm hiểu của phóng viên DĐDN thì việc chung chi diễn ra chủ yếu ở khâu điều hành toa, còn gọi là dồn toa, và khâu cấp toa. Dù DN đã mua toa, đã trả tiền cước theo hợp đồng nhưng muốn sắp xếp toa ở vị trí bốc xếp hàng thuận lợi thì phải “chung” thêm tiền ngoài sổ sách. Thậm chí đã chung tiền rồi mà còn bị hành, phải chờ đợi, phải bốc xếp hàng ở những vị trí khó khăn... Do nhà ga có đủ mọi cách làm khó DN. (Do bảo đảm việc làm cho các nhân viên cung cấp thông tin nên chúng tôi chỉ gọi họ là A, B, C).

“Luật” chung chi đã có từ rất lâu

Chúng đã trực tiếp trao đổi với A - một nhân viên đại diện chủ hàng (người đại diện cho Cty giao nhận, lo việc bốc xếp hàng lên và xuống toa tàu). A cho biết mình làm đại diện chủ hàng tại ga Sóng Thần từ năm 2003 đến cuối năm 2007, do vậy anh chỉ khẳng định “luật” chung chi có tồn tại trong giai đoạn này. Cụ thể nếu DN mua nguyên chuyến tàu rồi, thì theo luật ngầm, đoàn tàu về là chi 200 ngàn đồng/đoàn/chuyến. Còn khi tàu đi cũng chi giá như vậy. A giải thích: Lẽ ra, khi DN đã mua chuyến tàu, đã mua toa thì nhà ga có trách nhiệm dồn toa ra cho DN xếp hàng, nhưng cấp toa, dồn toa ra là quyền của nhà ga nên cứ phải chi cho được việc. Không chi thêm tiền sẽ bị gây khó. Còn việc về thanh toán lại các khoản chi, thì dù không có phiếu chi hoặc giấy tờ gì, nhưng các chủ DN đều biết và thanh toán các khoản chi này.

Tuy nhiên, dù đã chi theo “luật”, nhưng nhiều khi DN cũng bị làm khó, ví dụ như chờ mãi mà không được cấp toa, hoặc toa bị xếp ở vị trí sình lầy, mà bãi xếp hàng thì phần lớn các vị trí là sình lầy. Do vậy, ngoài số tiền theo “luật”, nhiều khi DN phải chi thêm để công việc nhanh hơn, có vị trí tốt hơn.

Khi chúng tôi hỏi giá 200 ngàn là do ai đưa ra thì A cho biết đây là “luật”, người làm trước đã nói lại cho A, và A cứ thế thực hiện. Trước khi về làm cho DN mua nguyên chuyến tàu, A cũng đã làm cho DN mua lẻ từng toa tàu, thì giá để dồn toa từ vị trí xấu ra vị trí tốt là 50- 100 ngàn đồng/toa. Còn việc chung chi cho nhân viên cấp toa thì cũng là đương nhiên, vì nếu không chung tiền thì có thể phải đợi cả ngày mà chưa chắc có toa để xếp hàng. Hoặc nhu cầu cần toa lớn, nếu không chung chi, nếu không làm “vừa lòng” ban cấp toa thì sẽ cấp cho toa nhỏ...

Vẫn chung chi nhưng linh hoạt hơn

Tiếp tục xác minh chuyện “chung chi” tại ga ST, chúng tôi tiếp tục có những cuộc tiếp xúc với nhiều nhân viên là đại diện các chủ hàng hiện vẫn đang làm việc và được khẳng định lúc nào cũng có chuyện chung chi. Theo nhân viên tên B, người có kinh nghiệm hơn 10 năm trong “nghề” thì chung chi tại đây đã trở thành luật bất thành văn, nhưng việc chung chi linh hoạt chứ không cứng nhắc như trước. Anh B khẳng định, phải chung chi để công việc trôi chảy, vì họ quan liêu lắm. Nếu không chi thì có khi cả ngày cũng chưa có toa mà xếp hàng, cả đội bốc xếp, tài xế xe tải có khi phải ngồi chờ cả đêm. Nếu đốc thúc Ban dồn toa thì họ đưa ra hàng loạt lý do, hoặc họ xếp toa vào thế kẹt, vào các vị trí xe không vào được, buộc bốc xếp phải khiêng vác hàng vô cùng khó khăn. Có hàng loạt lý do để Ban dồn toa - cấp toa hành DN. Ví dụ như họ có thể nói chưa có đường cho toa ra dù đang có đường, hoặc họ nói chưa có toa để cấp...

Nhân viên đại diện chủ hàng tên C thì bức xúc: Không chung chi cho Ban dồn toa là không thể được, tuy nhiên tức ở chỗ là đã chung chi rồi mà vẫn còn bị hành. Chung chi nhưng... phải lễ phép. Anh C giải thích, tại ga ST có 4 ban dồn toa thì 2 ban thường xuyên làm khó DN là ban của ông Khắc và ban của ông Luyện. Còn hai ban kia thì cũng phải chung chi nhưng dễ chịu vui vẻ, ít khi làm khó. Dù mỗi ban có khoảng 5- 6 nhân viên nhưng quan trọng nhất là trưởng ban.

Anh C nói giá cũng tăng hơn trước do giá cả leo thang. Khi chúng tôi hỏi việc chung chi như vậy, trưởng ga, phó ga Sóng Thần có biết không? Anh C nói anh có cả số điện thoại của Trưởng ga, nhưng anh không dám báo cáo, vì anh biết báo cáo là anh hết đất sống ngay. Tuy không dám khẳng định nhưng anh này cho rằng “làm sao mà trưởng ga không biết, chẳng qua là quăng cục lơ thôi”.

(Theo Nhóm PV TP HCM // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Khởi tố vụ kinh doanh phân bón giả
  • Gây ô nhiễm môi trường có thể bị xử 10 năm tù
  • Chọn hình thức nào?
  • Đợi... luật
  • Bắt băng nhóm chuyên sử dụng ôtô đi trộm cắp
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thịt bẩn đi đâu, thú y không biết ?!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%