Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gian dối trong phá sản bị phạt tối đa 15 triệu đồng

Đối với mỗi vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Mức tiền phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm là 15 triệu đồng.

Nội dung này đã được quy định cụ thể tại Nghị định 10/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, vừa được Chính phủ ban hành, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/3/2009, theo thông tin từ Website Chính phủ.

Mức phạt từ 10 đến 15 triệu đồng áp dụng với người nộp đơn có hành vi gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản nhưng cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng tài sản, cất giấu, tẩu tán tài sản... bị phạt từ 5 triệu đến 15 triệu đồng.

Cùng mức phạt này là các tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản kể từ ngày nhận được quyết định của tòa án áp dụng thủ tục thanh lý mà vẫn thực hiện việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp đó hoặc các hành vi bù trừ, thanh toán các khoản doanh nghiệp vay của tổ chức tín dụng .

Hành vi của chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời hạn quy định bị phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng.

Bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền  từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng là hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản,

Những vi phạm quy định về nghĩa vụ cung cấp tài liệu, xuất trình giấy tờ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

10 ngày là thời hạn để các cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

Nghị định cũng nêu rõ, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.

Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những hành vi trái pháp luật về xử phạt hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.

(Theo VnEconomy)

  • Cán bộ phải kê khai tài sản thường niên từ 2009
  • Quyền được thông tin của người dân sắp thành luật
  • Cơ quan kiểm định được trích 90% tiền thu phí kiểm định
  • Khấu trừ 20% thu nhập đối với cá nhân không có mã số thuế
  • 6 ngành nghề được gia hạn nộp thuế thu nhập DN
  • Phá ổ sản xuất rượu ngoại giả tại Bình Dương
  • Nhiều cán bộ xuất lậu than bị phạt tù
  • Bắt giữ vụ làm rượu giả quy mô lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%