Việc dừng xuất khẩu cát là hoàn toàn hợp lý và đã nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân |
Đó là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Xây dựng Thương mại Đức Long.
Theo đó, tại văn bản 8176/VPCP-KTN ban hành từ tháng 11/2009, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu dừng toàn bộ việc xuất khẩu cát nhiễm mặn từ tháng 6/2010. Đối với các dự án nạo vét khơi thông luồng lạch sông, cửa sông, cảng sông giáp biển tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật trước ngày 16/11/2009 cũng chỉ được tiếp tục thực hiện đến ngày 30/6/2010.
Tính đến cuối tháng 7/2010, cả nước ta có khoảng 20 dự án nạo vét khơi thông luồng lạch có tận thu cát nhiễm mặn đã triển khai trước ngày 16/11/2009. Các dự án này tập trung tại 10 tỉnh từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng khối lượng cần nạo vét 129,332 triệu m3, trong đó nhu cầu xuất khẩu cát nhiễm mặn là hơn 123 triệu m3. Ngoài ra, còn có 25 dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch tại các cửa sông, cảng sông giáp biển, cảng biển với nhu cầu khối lượng cần nạo vét là hơn 148 triệu m3.
Sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc dừng xuất khẩu cát là hoàn toàn hợp lý và đã nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân nhất là trong bối cảnh, mức tiêu thụ cát đang ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2006, nước ta tiêu thụ 73 triệu m3 cát, năm 2007 tiêu thụ 78,3 triệu m3, năm 2008 tiêu thụ 85,5 triệu m3. Dự báo nhu cầu năm 2010 là từ 93 đến 100 triệu m3, năm 2015 từ 131 đến 140 triệu m3 và năm 2020 có nhu cầu từ 182 đến 197 triệu m3 cát.
Bên cạnh đó, nước ta nằm trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu toàn cầu, mực nước có thể dâng cao khoảng 1 mét vào cuối thế kỷ này. Do đó trong tương lai chúng ta cần hàng trăm triệu tấn cát, đất, đá để xây dựng, tôn cao nền.
(Theo Hồ Hường // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com