Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu

tinkinhte.comNhững quy định mới về kinh doanh xăng dầu đã được đưa ra. Do đây là một mặt hàng đặc biệt nhạy cảm nên rất khó có thể có một lời giải làm hài lòng mọi đối tượng có liên quan.

Thực trạng kinh doanh xăng dầu

Trong khoảng từ cuối năm 2008 trở lại đây, thị trường xăng dầu thường xuyên bất ổn về giá, mà ngọn nguồn là sự bất ổn về chính sách quản lý thị trường xăng dầu. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế đang trên đà phát triển của Việt Nam. Bên cạnh đó, cơ chế bù lỗ xăng dầu của Nhà nước dẫn đến lãng phí ngân sách của quốc gia mà không tạo được tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xăng dầu và phần nào làm giảm ý thức tiết kiệm của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tới nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2007/NĐ-CP về việc kinh doanh xăng dầu (Nghị định 55), theo đó giá xăng dầu sẽ được áp dụng theo cơ chế thị trường, và quyết định chấm dứt cơ chế bù lỗ kể từ ngày 16/9/2008 (theo Quyết định 79/2008/QĐ-BTC về cơ chế quản lý, điều hành giá xăng dầu). Tuy nhiên, trong suốt thời gian hiệu lực của hai văn bản này, cái gọi là cơ chế thị trường đối với giá xăng dầu vẫn chưa áp dụng được trên thực tế, bởi lẽ mỗi lần điều chỉnh giá, doanh nghiệp đều phải trình và chờ quyết định chính thức của cơ quan quản lý. Kết quả là giá xăng dầu vẫn bất ổn, Nhà nước vẫn tiếp tục bù lỗ và người tiêu dùng vẫn tiếp tục phản ứng mỗi khi giá xăng dầu biến động do chưa hiểu rõ được nguồn gốc.

Các quy định mới

Nhằm thực hiện đúng tiêu chí áp dụng cơ chế giá thị trường và chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 36/2009/TT-BCT ngày 14/12/2009 về ban hành quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu (Thông tư 36) phối hợp với Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu (Nghị định 84), cùng có hiệu lực vào ngày 15/12/2009, bãi bỏ các quy định của Nghị định 55.

Tổ chức hệ thống đại lý kinh doanh xăng dầu

Hai văn bản này quy định khá chặt chẽ về điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; sản xuất; kinh doanh phân phối xăng dầu; kinh doanh dịch vụ xăng dầu… và không mấy khác biệt so với Nghị định 55. Về mặt hệ thống kinh doanh, thương nhân đầu mối sẽ trực tiếp thiết lập hệ thống đại lý bán lẻ hoặc thiết lập thông qua tổng đại lý. Đồng thời, tổng đại lý chỉ được bán xăng dầu dưới hình thức đại lý cho các thương nhân là đại lý thuộc hệ thống phân phối của mình và chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một thương nhân đầu mối. Trong trường hợp tổng đại lý muốn ký hợp đồng làm tổng đại lý cho thương nhân đầu mối khác thì phải thanh lý hợp đồng đại lý với thương nhân đầu mối hiện tại.

Điều chỉnh giá

Yếu tố phi thị trường trong việc chờ cơ quan nhà nước quyết định giá bán xăng dầu mà doanh nghiệp trình lên đã được loại bỏ khi thương nhân đầu mối có toàn quyền quyết định giá bán cho đại lý và giá bán lẻ áp dụng tại cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của mình, cụ thể như sau:

- Điều chỉnh giảm giá bán lẻ:

a) Giá cơ sở giảm trong phạm vi 12% so với giá bán lẻ hiện hành: giảm giá bán lẻ tương ứng;

b) Giá cơ sở giảm >12% so với giá bán lẻ hiện hành: sau khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các giải pháp điều tiết về tài chính theo quy định của pháp luật, thương nhân đầu mối tiếp tục giảm giá bán lẻ của mình; không hạn chế khoảng thời gian giữa 2 lần giảm và số lần giảm giá.

- Điều chỉnh tăng giá bản lẻ:

a) Giá cơ sở tăng 7% so với giá bán lẻ hiện hành: được quyền tăng giá bán lẻ tương ứng;

b) Giá cơ sở tăng > 7% đến 12% so với giá bán lẻ hiện hành: được quyền tăng giá theo điểm a khoản này cộng thêm 60% của mức giá cơ sở tăng trên 7% - 12%; 40% còn lại sử dụng Quỹ Bình ổn giá để bù đắp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

c) Giá cơ sở tăng >12% so với giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân: Nhà nước công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua điều hành thuế, Quỹ Bình ổn giá và theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 10 ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là 10 ngày đối với trường hợp giảm giá. Sở công thương nơi thương nhân đầu mối có hệ thống phân phối sẽ đóng vai trò giám sát để bảo đảm việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật dựa trên quyết định giá và phương án giá của thương nhân đầu mối gửi.

Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối quy định và thực hiện việc niêm yết mức giá, thời gian bán rõ ràng và ở nơi dễ quan sát; phải bán đúng giá niêm yết (trừ trường hợp theo chương trình khuyến mại của thương nhân đầu mối theo quy định của pháp luật hiện hành).

(Theo Dương Thị Mai Hương // Báo Doanh nhân)

  • Đăng ký giao dịch bảo đảm: Khổ vì luật
  • Phát hiện một loạt sai phạm của Jetstar Pacific Airlines
  • Tổng công ty Lilama lưu hành tiền 5 triệu đồng
  • 11 bị can bị truy tố trong vụ án "ăn xăng" tại Vinapco
  • Bán ô tô, xe máy: Không trung thực sẽ bị ấn định thuế
  • Các dự án “treo” ở Hà Nội: liệu có xử lý triệt để ?: Nghịch lý lớn
  • Sẽ có tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập
  • Xử phạt một công ty 50 triệu đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%