Chúng tôi gồm một số người xin phép thành lập quỹ từ thiện, đã được cơ quan thẩm quyền cho phép thành lập và công nhận điều lệ. Như vậy, khi giao dịch dân sự thì quỹ từ thiện của chúng tôi có phải là pháp nhân không? Xin quý Báo tư vấn giúp, vì hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau trong nhóm chúng tôi về vấn đề này. Xin cảm ơn.
Trần Văn Chiến (TP.Biên Hòa)
Theo Điều 105 - Bộ luật Dân sự quy định:
1. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ, hoạt động vì mục đích khuyến khích phát triển văn hóa, khoa học, từ thiện và các mục đích xã hội nhân đạo khác không nhằm mục đích thu lợi nhuận là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.
2. Tài sản của quỹ xã hội, quỹ từ thiện được quản lý, sử dụng và định đoạt theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ do điều lệ quy định.
3. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện chỉ được phép tiến hành các hoạt động quy định trong điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, trong phạm vi tài sản của quỹ và phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản đó.
4. Tổ chức đã lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản thuộc sở hữu của mình về các hoạt động của quỹ và không được phân chia tài sản của quỹ trong quá trình quỹ hoạt động.
Trong trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động, thì tài sản của quỹ không được phân chia cho các sáng lập viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nếu quỹ từ thiện của các ông hội đủ các điều kiện quy định trên đây thì quỹ từ thiện là pháp nhân. Để tìm hiểu cụ thể về nội dung này, xin đề nghị ông nghiên cứu kỹ các điều (từ Điều 84 đến Điều 105) của Bộ luật Dân sự hiện hành hoặc trao đổi với luật sư qua số điện thoại: 0913.755442.
(Theo Báo Đồng Nai)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com