Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháo dỡ thang máy để xiết nợ

Chưa được cấp phép hoàn công, dân dùng nguồn nước bị ô nhiễm

Trong khi những tranh chấp, xung đột giữa chủ đầu tư và cư dân ở các chung cư trên địa bàn TPHCM đang được Bộ Xây dựng tiến hành kiểm tra, thì tại chung cư 11 tầng số 33 Nguyễn Thái Sơn, phường 3, quận Gò Vấp – TPHCM xảy ra một việc hy hữu khiến hàng trăm hộ() dân tại đây phải “dở khóc, dở cười”: thang máy bị... xiết nợ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu chữ tín của nhà thầu công trình này. Chung cư 33 Nguyễn Thái Sơn được chủ đầu tư (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP) giao cho nhà thầu là Công ty TNHH Xây dựng Việt Phát (Công ty Việt Phát) xây dựng theo hình thức “trọn gói”. Chung cư có bốn thang máy, trong đó có hai chiếc do Công ty Việt Phát mua của Công ty TNHH Kỹ thuật S.E.M (Công ty S.E.M) và được lắp đặt, bảo trì với tổng giá trị tiền là 580 triệu đồng. Đến nay thời hạn bảo hành đã kết thúc (ngày 30-9-2008) nhưng Công ty Việt Phát vẫn không thanh toán số tiền còn lại cho Công ty S.E.M là 97 triệu đồng. Công ty S.E.M đã nhiều lần ra tối hậu thư với nhà thầu là nếu không trả sẽ “đóng cửa” thang máy, nhưng nhà thầu vẫn không có phản hồi nên nhân viên Công ty S.E.M đã đến tháo thiết bị điều khiển thang máy để... xiết nợ.

Có mặt tại đây sáng 30-11, chúng tôi nhận thấy chỉ có 3/4 thang máy hoạt động, cái còn lại nằm ở block phía Bắc đèn báo hiệu tắt ngấm. Cảnh người dân phải thường xuyên xếp hàng chờ thang máy giờ cao điểm thành chuyện thường ngày, bà bầu, trẻ em, người già... muốn nhanh thì phải leo bộ, thậm chí phải leo lên tới tầng 11.

Chưa hết, theo thiết kế ban đầu, chung cư chỉ cao 6 tầng nhưng sau đó xin thêm để lên thành 10 tầng và 1 tầng kỹ thuật. Công ty Việt Phát đã thu tiền từ các hộ được tiêu chuẩn bố trí nhà và chịu trách nhiệm toàn bộ với chủ đầu tư về quá trình xây dựng, bàn giao. Thế nhưng, toàn bộ những khu kỹ thuật ở tầng 11 của chung cư đã biến thành 18 căn hộ để bán cho khách hàng. Đây có thể là nguyên nhân khiến cho toàn bộ chung cư không được cơ quan chức năng cấp phép hoàn công, nên toàn bộ chủ 214 căn hộ ở đây cũng... không mảnh giấy lận lưng. Ngoài ra, người dân ở chung cư hiện đang phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Mới đây, Trung tâm Y tế dự phòng Sở Y tế TPHCM lấy mẫu nước xét nghiệm và kết luận: Nước không đạt tiêu chuẩn vi sinh do nồng độ Coliform vượt quá mức cho phép. Thế nhưng, hơn 200 hộ dân ở đây vẫn phải uống.

Sáng 30-11, ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, cho biết sẽ chỉ đạo, kiểm tra để có hướng xử lý ngay.

(Theo báo Người lao động)

  • Hội thảo chống hàng giả, hàng nhái
  • Chính thức điều tra việc 16 doanh nghiệp thống nhất phí bảo hiểm
  • Chống hàng nhái, hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng
  • Nhân rộng dịch vụ bảo vệ
  • Gần 2 tỷ đồng phạt vi phạm môi trường
  • Tuyên chiến với rau quả “bẩn”
  • Nhiều điểm trữ hàng may trị giá tiền tỉ không chứng từ
  • Lãng phí tài sản công vô tội vạ: Xử lý trách nhiệm người đứng đầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%