Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thay mác cho hàng lậu để "bịp" người mua

Nắm bắt được nhu cầu máy điều hòa tăng cao trong dịp hè, hàng lậu đã len lỏi vào nhiều cửa hàng, dán tem chính hãng để sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách. Thủ thuật bán hàng lậu giá cao được biến tướng dưới nhiều hình thức: Nhập rời từng bộ phận máy về lắp ráp, thay nhãn mác...


Trong những ngày hè nắng nóng như hiện nay, những mặt hàng như máy điều hòa, máy quạt hơi nước … đang được người tiêu dùng đặc biệt chú ý. Tại địa bàn biên giới Lạng Sơn, các mặt hàng điện lạnh không rõ nguồn gốc được các đầu nậu đưa về nhiều, việc mua bán mặt hàng này trong những những ngày nắng nóng hết sức sôi động. Chỉ tính riêng Trạm Kiểm soát Liên hợp Dốc Quýt (Lạng Sơn), tính từ đầu tháng 5-2009 đến nay đã phát hiện và xử lý 21 vụ vận chuyển hàng nhập lậu, hàng giả…       
 


Hàng lậu đang được xếp lên một khoang tàu tuyến Hà Nội - Lạng Sơn. Ảnh: H.G.


Nắm bắt được nhu cầu lắp đặt điều hòa máy lạnh, máy quạt hơi nước tăng cao trong những ngày hè nắng nóng, các đầu nậu ở khu vực biên giới đã ồ ạt lấy hàng về tiêu thụ. Việc vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường mòn, cánh gà, qua chợ biên giới thuộc địa bàn Lạng Sơn thời gian qua tăng đáng kể. Tại đây tuy không hình thành các đường dây, ổ nhóm, điểm nóng buôn lậu lớn, nhưng việc vận chuyển hàng bằng cách xé lẻ diễn ra rất nóng bỏng.
Để vận chuyển được nhiều hàng và tránh được sự kiểm soát của lực lượng chức năng, các đối tượng vận chuyển thuê đã tháo dỡ hết ghế ngồi trong những chiếc xe ôtô 7 chỗ để lèn hàng.

Vào các giờ cao điểm như: 11 giờ đến 14 giờ; 17 giờ đến 18 giờ; 5 giờ đến 6h hôm sau, hàng chục chiếc ôtô chở hàng lậu chạy với tốc độ nhanh, vòng tránh các trạm kiểm soát, gây mất an toàn giao thông diễn ra phổ biến. Hầu hết những chiếc xe chở hàng lậu đều dùng biển giả, chuyển đổi công năng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền, gây khó khăn cho lực lượng tuần tra kiểm soát, chống buôn lậu.

Điều đáng nói, những loại điều hòa, máy lạnh hay máy quạt hơi nước nhập lậu đều là những mặt hàng không có nguồn gốc rõ ràng, không có tem kiểm định chất lượng, chỉ vì giá rẻ nên nhiều người tiêu dùng thích mua. Một đầu nậu ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh quảng cáo, một cục điều hòa nhái nhãn mác các hãng nổi tiếng có hình thức y chang thì giá chỉ bằng một nửa so với hàng chính hãng.

Thậm chí, tùy vào số tiền của quý khách thì sẽ có hàng phù hợp để phục vụ. Tuy là hàng "nhập nhèm" về nhãn mác, chất lượng, nhưng bởi có giá rẻ nên nhiều người tiêu dùng ở khu vực biên giới Lạng Sơn và các tỉnh lân cận những ngày qua đã đổ xô đi mua điều hòa nhập lậu.

Cũng chính đầu nậu này cho biết, có không ít chủ hàng điện lạnh ở các tỉnh đã treo đầu dê nhưng lại bán thịt chó.
Nắm bắt được nhu cầu máy điều hòa tăng cao trong dịp hè, hàng lậu đã len lỏi vào nhiều cửa hàng, dán tem chính hãng để sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách. Riêng trong mấy ngày hè nắng nóng, đầu nậu này đã tuồn về cho các cửa hàng kia một lượng điều hòa lậu khá lớn.

Thủ thuật bán hàng lậu giá cao được biến tướng dưới nhiều hình thức: Nhập rời từng bộ phận máy về lắp ráp, thay nhãn mác... Khi hàng lậu về điểm tập kết, chủ hàng sẽ bóc nhãn gốc, dán mác giống như hàng nhập khẩu chính ngạch của các hãng nổi tiếng rồi bán ra thị truờng. Theo một chủ cửa hàng có thâm niên trong nghề kinh doanh, lắp đặt và sửa chữa điều hòa, thì với mỗi chiếc điều hòa nhập lậu, trừ đi các khoản chi phí, chủ đầu nậu vẫn thu về khoảng 2-4 triệu đồng.

Cũng theo lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về Trật tự quản lý Kinh tế và Chức vụ, Công an tỉnh Lạng Sơn, thì vào bắt đầu bước vào mùa hè, là thời vụ làm ăn của những đối tượng buôn bán hàng điện lạnh nơi cửa khẩu. Chính bởi nhu cầu tiêu dùng cao, lợi nhuận thu về lớn nên các đầu nậu bất chấp mọi thủ đoạn để vận chuyển hàng nhập lậu về.

Để hạn chế tình trạng mua bán hàng điện lạnh nhập lậu, bắt đầu vào hè, Công an Lạng Sơn đã phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh như Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn, lực lượng Hải quan… tăng cường tuần tra kiểm soát trên khâu lưu thông, phát hiện các tụ điểm tập kết hàng nhằm ngăn chặn hàng cấm, hàng giả lọt vào nội địa.

Theo một cán bộ Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn, thì khách hàng dù mua bất kỳ sản phẩm điện lạnh của hãng nào cũng phải chú ý đến phiếu bảo hành của hãng, sau đó đối chiếu sản phẩm với catalogue; các sản phẩm chính hãng thường có vỏ ngoài làm bằng nhựa chống ôxy hóa cao, còn sản phẩm nhập lậu vỏ ngoài thường làm bằng sắt. Để mua được những sản phẩm chính hãng, người tiêu dùng phải kiểm tra kỹ tem, mác, xuất xứ hàng, tránh bị đánh tráo hàng kém chất lượng.

(Theo Công an Nhân dân)

  • Bị kỷ luật, Cục trưởng Cục thuế Đồng Nai nhận chức mới
  • Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo tài chính quốc tế
  • Thay mác cho hàng lậu để "bịp" người mua
  • Phát hiện 8 cơ sở bán hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vi phạm
  • Để chống tham nhũng hiệu quả
  • Điều tra 2 công ty gas về vi phạm cạnh tranh
  • Một văn bản pháp luật được mong chờ
  • Vụ trốn thuế hơn 16 tỷ đồng ở Quảng Nam: Khởi tố thêm 2 đối tượng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%