Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ đoạn bán vé máy bay giả

Gần đây liên tiếp xảy ra những vụ lừa đảo mua vé trực tuyến trên mạng bằng thẻ tín dụng ăn cắp rồi bán lại cho khách với giá rẻ. Nhiều hành khách bị mắc lừa mua phải vé máy bay giả, tiền mất, không thể bay được.

Thủ đoạn

Cách đây không lâu, một đại lý bán vé máy bay tại Q.1, TP.HCM đã bị hành khách khiếu nại tới cơ quan chức năng vì đã bán 14 vé máy bay giả. Đại lý này thực ra đã "mắc bẫy" những kẻ lừa đảo trên mạng. Ban đầu, chúng cử người đến đại lý, nói rằng sẽ cung cấp vé máy bay với giá rẻ hơn giá chính hãng, vì ở Mỹ có thể mua được vé với giá rẻ hơn. Thủ đoạn của những kẻ này là tạo lòng tin cho các đại lý bằng cách chịu lỗ mua những vé thật và giao cho đại lý, để khách đi trót lọt xong mới lấy tiền. Lúc đầu, đại lý được chào hàng cẩn trọng, gọi điện thoại đến hãng hàng không để kiểm tra và được xác nhận là vé thật, rồi mới chuyển tiền sớm vào tài khoản theo yêu cầu của chúng. Những lần sau đó, chúng cung cấp toàn là vé giả, trong khi tiền mua vé đã được chuyển vào tài khoản.

Các vụ lừa đảo như vậy gần đây liên tiếp xảy ra, nhất là khi các hãng hàng không như Vietnam Airlines (VNA), Jetstar Pacific Airlines, Cathay Pacific... đều có hình thức bán vé qua mạng. Để có thể mua được vé máy bay trực tuyến qua mạng, hành khách cần có thẻ tín dụng như Visa, Master, Dinner Club hay American Express. Sau khi giao dịch qua mạng thành công, ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sẽ gửi thông báo chi tiết các giao dịch trong tháng tới chủ thẻ và yêu cầu thanh toán. Thời gian từ khi giao dịch thực hiện thành công cho đến khi chủ thẻ thanh toán tiền thường là 1 tháng. Thanh toán chậm chính là điều cốt lõi cho các đối tượng lừa đảo lợi dụng.

Bằng những cách thức khác nhau, những kẻ lừa đảo đã lấy cắp mã số thẻ tín dụng của những chủ thẻ. Sau đó, chúng dùng các thẻ đánh cắp này để mua vé máy bay hoặc các sản phẩm, dịch vụ được bán trực tuyến trên mạng. Đối với vé máy bay, chúng thường chọn "khách hàng" là những đại lý mới (ít kinh nghiệm) và không phải là đại lý được các hãng hàng không ủy quyền. Tại VN, có rất nhiều đại lý bán vé máy bay, song không phải tất cả đều là những đại lý được ủy quyền. Những đại lý này sẽ giúp chúng giao dịch với hành khách, lấy thông tin về họ tên, lộ trình cụ thể của chuyến bay, rồi cung cấp cho chúng qua Yahoo, MSN chat hoặc e-mail. Sau khi có thông tin, chúng dùng những thẻ tín dụng ăn cắp để mua vé qua mạng. Vé sẽ được gửi qua e-mail cho đại lý, sau đó đại lý sẽ giao vé cho khách và thu tiền mặt. Đại lý được chúng cung cấp số tài khoản tại một ngân hàng ở VN để thanh toán các giao dịch và đại lý sẽ nộp tiền vào tài khoản đó sau khi nhận vé.

Thiệt hại


Đại diện của hãng Cathay Pacific cho biết, lý do đại lý và hành khách dễ bị mắc lừa là vì vé thường được bán với giá rẻ hơn giá chính hãng từ 20% trở lên. Một vé máy bay từ VN đi Mỹ được bọn chúng bán với giá 950 USD, trong khi giá chính hãng vào khoảng 1.200 - 1.700 USD. Đại lý thanh toán tiền vé còn thấp hơn, như trường hợp bị lừa đảo nói trên, chỉ phải thanh toán từ 700 - 800 USD, nên lợi nhuận từ vé này là rất cao. Lý do "hấp dẫn" nữa là lộ trình bay của khách cũng luôn được đáp ứng, kể cả mùa cao điểm như Tết Nguyên đán, vì bọn chúng sẵn sàng mua những vé hạng đắt tiền như hạng thương gia và bán với giá của hạng thông thường.

Đối với trường hợp mua vé thật từ thẻ tín dụng bị đánh cắp, thì một trong ba bên là chủ thẻ, ngân hàng và hãng hàng không sẽ bị mất tiền. Bởi vì những thẻ tín dụng này thường dùng để mua vé trước giờ khởi hành chỉ vài ngày, để chắc chắn là chủ thẻ vẫn chưa nhận được bản sao kê giao dịch. Khi hành khách đã đi máy bay xong, chủ thẻ mới biết và từ chối giao dịch với ngân hàng. Khi đó, chủ thẻ, ngân hàng và hãng hàng không phải làm rất nhiều thủ tục để chứng minh, tìm hiểu và tùy theo quy định của từng ngân hàng, một trong ba bên sẽ bị thiệt hại.

Sau khi các thẻ tín dụng đánh cắp bị phát hiện và ngân hàng từ chối lưu hành những thẻ này, bọn chúng sẽ làm một cú chót là giao vé giả cho các đại lý, thu tiền rồi... biến mất. Tài khoản ngân hàng, điện thoại, chat, e-mail đều đóng. Các đại lý sẽ rơi vào tình trạng dở khóc khi hành khách không bay được quay lại đòi tiền, trong khi tiền thì đã trả cho bọn lừa đảo.

Đại diện của hãng hàng không Jetstar Pacific cho biết hãng đã từng bị thiệt hại khoảng 1 tỉ đồng do kẻ lừa đảo mua vé bằng thẻ tín dụng đánh cắp. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu chủ thẻ đăng ký thanh toán trước khi thực hiện thanh toán qua mạng. Điều này nhằm giúp các ngân hàng quản lý tốt việc thanh toán trực tuyến đồng thời hỗ trợ công tác bảo mật cho khách hàng

(Thanh Niên)

  • Doanh nghiệp máy tính kiến nghị giảm thuế nhập khẩu
  • Sẽ đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản
  • Quy chế khu đô thị mới : Những câu hỏi từ cuộc sống
  • Thép Thủ Đức đổ hơn 10.000 tấn xỉ thép ra môi trường
  • Thuê kho chứa tạm thời đối với nguyên liệu NK
  • Chỉ sử dụng dấu CR cho mũ bảo hiểm từ tháng 7
  • Tung Kuang xả thải bẩn: Khó truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Thiếu chế tài cho sự trung thực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%