Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trường THPT Dân lập Hàng Hải, Hải Phòng : Một cổ... hai tròng ?

Trường THPT Dân lập Hàng Hải hoạt động theo hai quy chế: chịu sự quản lý trực tiếp từ UBND thành phố Hải Phòng (Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng), vừa là đơn vị sự nghiệp có mục tiêu lợi nhuận

Liên tục trong nhiều năm qua, Trường THPT Dân lập Hàng Hải phải chịu sự quản lý của Trường ĐH Hàng Hải Hải Phòng. Mọi công tác thu chi của nhà trường đều do Trường ĐH Hàng Hải quy định.

Sự kiện này đã gây bất bình trong suốt gần chục năm qua của Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng như các giáo viên trong trường. Không chỉ có vậy, điều này trái với Quyết định số 750/QĐ/VX của UBND thành phố Hải Phòng.

Có trái luật ?

Được biết ngày 21/7/1989, UBND thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 750/QĐ/VX về việc cho phép thành lập Trường THPT Dân lập Hàng Hải (được đặt tại ĐH Hàng Hải). Tại điều 3 quy định: Các trường PTHT dân lập chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của sở giáo dục, trường có hiệu trưởng, hiệu phó... do giám đốc sở công nhận. Thế nhưng ngày 25/12/2004 Trường ĐH Hàng Hải đã có Quyết định số 3674/QĐ - ĐHHH về việc giao trách nhiệm hạch toán tài chính như đơn vị hạch toán độc lập cho Trường THPT Dân lập Hàng Hải. Các khoản chi của nhà trường phải nằm trong mức quy định của Trường ĐH Hàng Hải (ĐHHH); các khoản mua sắm của nhà trường phải được Hiệu trưởng ĐHHH kí duyệt; các khoản nộp tại trường ĐHHH bao gồm khấu hao, lãi sau thuế được báo cáo tạm tính theo quý và hạch toán theo năm tài chính... Chính quyết định trên của Trường ĐHHH đã đẩy Trường THPT Dân lập Hàng Hải vào tình thế hoạt động theo 2 quy chế: vừa chịu sự quản lý trực tiếp từ UBND thành phố Hải Phòng ( Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng), vừa là đơn vị sự nghiệp có mục tiêu lợi nhuận, hạch toán hoàn toàn phụ thuộc vào Trường ĐHHH.

Đã có rất nhiều lá đơn kiến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền với nguyện vọng mong muốn xem xét việc bảo vệ quyền lợi cho con em họ, đồng thời để tạo điều kiện cho các thầy cô trong trường yên tâm công tác. Việc ra Quyết định 3674/QĐ của ĐHHH là không phù hợp và yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền liên quan khẩn trương xem xét, không để tình trạng này kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới đông đảo học sinh, giáo viên nhà trường.

Tại Quyết định số 39/2001/QĐ - Bộ GD - ĐT ngày 28/8/2001. Điều 28 “trường ngoài công lập không được cho phép bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa, sử dụng cơ sở của nhà trường để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp và thực hiện hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục, vụ lợi không đúng với tôn chỉ và mục đích của trường ngoài công lập”. Nhưng năm học 2009 - 2010, Hiệu trưởng ĐHHH vẫn không cho trường thu – chi tài chính theo đúng quy định của giáo dục phổ thông đối với loại hình trường dân lập.

Trên thực tế các khoản chi đối với quỹ nhà trường đều có chứng từ chi và đúng với nguyên tắc kế toán tài chính. Các khoản thu chi của các quỹ phúc lợi, khuyến học đều có sự bàn bạc thống nhất trong ban giám hiệu nhà trường. Đối với quỹ XHHGD thu, chi theo chứng từ thanh toán do thường trực Hội cha mẹ học sinh quyết định. Qua công tác kiểm tra thu chi tại trường không thấy có dấu hiệu tư lợi các nhân (CV số 250/CV ngày 4/5/2009 của cơ quan Cảnh sát điều tra Hải Phòng). Vì vậy, việc thu chi của nhà trường hoàn toàn do Trường ĐHHH quyết định, Trường THPT Dân lập Hàng Hải không tự ý thu chi...

Những... nguyện vọng chính đáng

Trên thực tế, trong khi nhà trường chưa có quyết định chính thức hoạt động như thế nào ? Thì cuối tháng 11/2009, đồng loạt giáo viên, cán bộ công nhân viên cơ hữu của nhà trường đã viết đơn xin thôi sinh hoạt công đoàn tại Trường ĐHHH. Hội đồng trường đã gửi công văn đến các cấp có thẩm quyền đề nghị được chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện việc chuyển đổi mô hình đúng pháp luật ngay trong năm học 2009 - 2010 để bảo đảm sự ổn định và bảo vệ được uy tín nhà trường. Bởi suốt 6 năm qua ĐHHH đã thu - chi của Trường THPT Dân lập Hàng Hải với số tiền 6,78 tỷ VND. Cũng trong từng đó năm, nhà trường hoạt động không đúng với quy định của pháp luật là một trường dân lập. Về số lượng, cơ cấu, thành phần Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường không là người làm việc chuyên trách tại trường, không do Hội đồng trường bầu mà do Hiệu trưởng ĐHHH bổ nhiệm, không có Hiệu phó, trong khi theo quy định của Bộ GD - ĐT thì 28 lớp trở lên phải có 3 Hiệu phó. Trường THPT Hàng Hải lên tới 37 lớp với hơn 2.000 học sinh thì lại không có nổi một Hiệu phó ? Tài chính nhà trường không được tự chủ, tự hạch toán mà là đơn vị phụ thuộc hoàn toàn vào ĐH HH. Kinh phí nhà trường phải chi trả lợi nhuận cho ĐH HH...

Vì những điều bất thường này, Hội đồng nhà trường đã đề nghị Thành ủy, UBND, HĐND, Sở GD - ĐT yêu cầu Trường ĐH HH dừng ngay vai trò “bảo trợ” trái pháp luật. Đồng thời  giao ngay trường về cho Sở GD - ĐT Hải Phòng quản lý để nhà trường duy trì sự ổn định, giữ vững chất lượng đào tạo. Thiết nghĩ, đây cũng là điều cần làm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như học sinh trong trường.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc
  • Quy định cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ
  • Xí nghiệp Lâm đặc sản Tam Kỳ - Quảng Nam: Bức tử môi trường
  • Miễn thuế NK thiết bị phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường
  • Tăng mức phạt VPHC trong hoạt động văn hóa
  • Sẽ công khai nợ công 6 tháng 1 lần
  • Hà Nội bắt đầu xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm
  • Quy định về huy động vốn kinh doanh bất động sản: Ngăn chặn biến tướng nguy hiểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%