Giữ xe trái phép
Theo đơn khiếu nại, vào tháng 7/2008, do nhu cầu làm ăn nên công ty Hòa Thuận Phát có vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Dung Quất (Quảng Ngãi) số tiền 400 triệu đồng. Tài sản để thế chấp là một xe ô tô Honda hiệu Civic 2.0 mang biển kiểm soát 43S - 6472 do công ty đứng tên. Hai bên định giá tài sản chiếc xe là 630 triệu đồng. Cứ thế, đôi bên thực hiện hợp đồng như đã hứa, tiền lãi vẫn trả đúng hạn.
Theo hợp đồng, số tiền vay của công ty Hòa Thuận Phát đến hạn vào tháng 8/2009, phía bên vay phải có trách nhiệm trả lại vốn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, đến hạn, công ty Hòa Thuận Phát chưa có tiền để trả khoản nợ, nên ban giám đốc công ty xin Ngân hàng này cho gia hạn thêm một năm nữa. Đề nghị trên được phía ngân hàng đồng ý và họ yêu cầu công ty phải đưa chiếc xe đến để phía ngân hàng kiểm định lại xe, làm thủ tục để tiếp tục cho gia hạn. Vào ngày 13/10/2009, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Gíam đốc đã ủy quyền cho ông Nguyễn Quang Trung - nhân viên công ty đánh xe vào Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Dung Quất để đăng ký gia hạn tiếp. Tuy nhiên, khi xe vừa đưa vào sân thì cán bộ ngân hàng đã tạm giữ luôn chiếc xe lại và yêu cầu phía công ty Hòa Thuận Phát khi nào có tiền đem vào trả nợ thì cho lấy xe ra. Tại biên bản do Vietcombank Chi nhánh Dung Quất lập ngày 13/10/2009, chỉ có duy nhất phía ngân hàng ký tên, đóng dấu mà không hề có chủ sở hữu tài sản hay cơ quan thực thi pháp luật kê biên tài sản tham gia?
Một điều khó hiểu hơn, vào ngày 6/1, tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Dung Quất với sự có mặt của đại diện ngân hàng, công ty Hòa Thuận Phát, phóng viên DĐDN đã ghi nhận thấy chiếc bình ắc quy trên xe đã bị tráo đổi, hai bên sườn xe bị trầy xước nhiều nơi... Điều làm cho cán bộ công ty Hòa Thuận Phát phản đối nhất là trên đầu xe có ai đó đã dùng kim loại khắc một chữ rất bậy bạ và thiếu văn hoá to tướng trên mặt gương của xe. Từ cơ sở trên, phía Hòa Thuận Phát cho rằng ngân hàng lợi dụng giữ xe để sử dụng vào mục đích riêng, mặt khác khi sử dụng xe lại không chấp hành cảnh sát giao thông điều khiển, chống người thi hành công vụ…và có hướng “luộc” xe nên khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Khi được hỏi về vấn đề này, ông Nguyễn Thích - Gíam đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Dung Quất cho biết: “số tiền vay của ngân hàng đã đến hạn nhưng công ty Hoà Thuận Phát lại không hợp tác trả tiền. Khi tạm giữ xe, phía ngân hàng không lập biên bản chi tiết là xe có vết trầy xướt trước hay không nên có một phần lỗi, xin tu sửa lại xe”. Ông Thích cho biết thêm, ngân hàng tạm giữ xe để chờ DN trả tiền nên không thông qua cơ quan thực thi pháp luật…?
Xoay quanh vụ việc trên, luật sư Đào Duy Khánh (văn phòng luật sư Đồng Khánh tại Quảng Nam) cho biết: “Về nguyên tắc, bên vay phải có trách nhiệm trả nợ, nhưng bên vay chưa trả tiền kịp nhưng không bỏ trốn vì Cty đang làm ăn…thì phía ngân hàng không được tạm giữ xe của DN. Nếu DN cố tình không trả nợ thì ngân hàng có quyền kiện ra Tòa án hoặc cơ quan hai bên thỏa thuận giải quyết hay cơ quan có thẩm quyền kê biên tài sản. Tạm giữ xe với điều kiện Ngân hàng chứng minh được Cty bỏ trốn, tẩu tán tài sản, có dấu hiệu hình sự thì cơ quan chức năng khác mới có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc kê biên tài sản là chiếc xe. Riêng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Dung Quất, Quảng Ngãi tạm giữ xe của Cty Hòa Thuận Phát sử dụng việc riêng, làm hỏng xe là không đúng quy định”. |
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com