Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vừa làm, vừa... run

Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bởi sau 2 năm triển khai, Nghị định này bộc lộ một số bất cập, khiến nhiều người “trong cuộc” vẫn vừa làm, vừa... run.

Bộ Xây dựng vừa có Công văn số 1833/BXD-KTXD trả lời Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 2 về vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Ông Phạm Văn Khánh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng), cho biết, tuy Nghị định 99/2007/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã tạo ra sự đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế theo hướng thị trường, tạo sự chủ động và tháo gỡ khó khăn cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, nhưng sau hơn 2 năm thực hiện, nhiều nơi vẫn gửi công văn hỏi do cách hiểu và áp dụng quy định còn khác nhau. Thắc mắc trên của Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 2 là một ví dụ tiêu biểu.

Lý giải tình trạng này, ông Dương Văn Cận, Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, NĐ99/CP đưa ra 4 phương án tính tổng mức đầu tư và người ra quyết định đầu tư được quyền lựa chọn 1 trong 4 phương án đó để thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý chi phí là vấn đề phức tạp, giữa người thực hiện và người kiểm tra nhiều khi không có cùng quan điểm về phương pháp tính toán, kiểm tra... nên dễ nảy sinh những vướng mắc khi thực hiện.

Đồng quan điểm với ông Cận, chuyên gia kinh tế Trần Trịnh Tường (nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng) cho rằng, thực tế thời gian qua cho thấy, với những cách hiểu khác nhau về một văn bản pháp quy, đã có nhiều trường hợp thanh tra, kiểm tra, kiểm toán gây khó khăn cho chủ đầu tư. Thậm chí, trong một vài trường hợp, những áp dụng của chủ đầu tư được coi là đúng với tinh thần của NĐ 99/CP, nhưng sau khi kiểm tra, lại trở thành... sai!

Ông Tường nêu ví dụ: “Người ra quyết định đầu tư lựa chọn cách xây dựng tổng mức đầu tư theo phương án A, nhưng sau quá trình làm việc, cơ quan thanh tra lại áp dụng phương án B để soi. Kết quả là, nhiều dự án, công trình phải xuất toán, trong những trường hợp có kết quả sai lệch lớn, có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây thực sự là một lô cốt trong tư duy. Nếu không thay đổi hoặc được quy định rõ ràng hơn thì sẽ còn vướng mắc trong triển khai thực hiện”.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 99/CP, trong đó có việc đề ra nguyên tắc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng. Theo đó, các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán phải căn cứ vào phương án xây dựng tổng mức đầu tư do người ra quyết định đầu tư phê duyệt để tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

Đối với việc quản lý định mức xây dựng công trình, theo ông Tường, cũng cần phải được tháo gỡ theo hướng phân cấp mạnh hơn cho chủ đầu tư và nhà thầu quyết định. Ông Tường cho rằng, nếu yêu cầu các định mức mới và các định mức điều chỉnh so với định mức do cơ quan nhà nước công bố phải được thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi áp dụng, thì sẽ rất mất thời gian, gây chậm tiến độ và kéo theo cơ chế xin - cho. “Mặt khác, ngay cả định mức do Nhà nước công bố cũng chỉ có tính tham khảo”, ông Tường nói.

Cùng quan điểm này, ông Cận cho rằng, do sự phát triển của công nghệ xây dựng cũng như đặc thù của từng công trình, việc phải xây dựng định mức mới hoặc điều chỉnh các định mức đã có phục vụ cho việc xây dựng đơn giá theo công trình là cần thiết. Các định mức này được xây dựng theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn và phục vụ cho việc xác định chi phí ở giai đoạn lập dự toán, nên quy định cho phép điều chỉnh là hợp lý.

“Tuy nhiên, việc điều chỉnh phải được người ra quyết định đầu tư phê duyệt”, ông Cận nhấn mạnh và cho rằng, đối với các trường hợp định mức sử dụng cho việc lập đơn giá trong các công trình chỉ định thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì đã có quy định riêng về kiểm soát nhằm tránh các thất thoát có thể xảy ra.

Có ý kiến đề nghị giá vật liệu khi lập đơn giá nên do liên Sở xây dựng - Tài chính tỉnh, thành phố thông báo, công bố và giá nhân công thực hiện theo mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Song theo ông Cận, đây là cách làm cũ của các cơ quan quản lý, gây không ít khó khăn cho việc xây dựng đơn giá công trình do không đáp ứng được tính đa dạng của các loại vật liệu sử dụng cũng như việc cập nhật theo thị trường.

“Bộ Xây dựng đã kiến nghị việc lập đơn giá vật liệu xây dựng, đơn giá ca máy thi công và cả đơn giá nhân công theo giá cả thị trường và giao cho UBND cấp tỉnh thực hiện”, ông Cận cho biết.

(Theo Minh Nhật // Báo đầu tư )

  • Dự luật an toàn thực phẩm: Chặt mà không chặt
  • Dự thảo Luật thuế nhà, đất: Vẫn nhiều ý kiến trái chiều
  • Quy định mới về đền bù đất: Bối rối lúc "giao thời"
  • Trạm thu phí: Bố trí sao cho hợp lý?
  • Quy định điều kiện về an ninh đối với nghề kinh doanh
  • Cấm quảng cáo vắc-xin, sinh phẩm y tế trên báo
  • Tráo trở, đối phó
  • Liệu có ngăn được đầu cơ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%