Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liệu có ngăn được đầu cơ?

Pháp lệnh Thuế nhà, đất ra đời từ năm 1992 và sau đó được sửa đổi vào năm 1994. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên pháp lệnh này đã chưa thực sự đi vào cuộc sống, thậm chí pháp lệnh này vẫn còn kẽ hở lớn trong thị trường bất động sản.

 Trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng đầu cơ, đẩy giá nhà, đất lên cao, tạo ra sốt ảo đã gây ra sự bất ổn trong thị trường bất động sản. Nhiều nhà đầu cơ nắm trong tay một diện tích đất lớn cũng như rất nhiều nhà nhưng họ chỉ phải đóng thuế đất không đáng kể. Do giá nhà, đất không sát với thực tế cũng đã gây nên tình trạng bất bình đẳng trong xã hội khiến người làm công ăn lương, người có thu nhập thấp khó có cơ hội cải thiện về chỗ ở.

 Để góp phần làm cho dự thảo Luật Thuế nhà, đất hoàn thiện hơn trước khi Quốc hội thảo luận và có thể đi ngay vào cuộc sống sau khi luật được thông qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội vừa tổ chức hội thảo "Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Thuế nhà, đất". Tại hội thảo, GS-TSKH Đặng Hùng Võ, Chủ nhiệm bộ môn Địa chính của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, tất cả các điểm liên quan đến lành mạnh hóa thị trường bất động sản, tăng cường hiệu quả sử dụng đất, tăng thêm hiệu quả đầu tư còn rất mờ nhạt.

 Cũng theo ông Đặng Hùng Võ, với khung chung về 3 mức thuế lũy tiến từng phần đối với thuế nhà là phù hợp song với đất cần phải được điều chỉnh. Mức thuế lũy tiến đối với đất như trong dự thảo thì một người có diện tích đất trị giá 3 tỷ đồng mà chỉ phải đóng 2 triệu 1 năm, e rằng tình trạng tích lũy đất đai để đầu cơ vẫn tiếp diễn. Ông Võ cho rằng, cần đặt thêm một mức thuế lũy tiến thứ 4 từ 0,12 đến 0,15% đối với trường hợp có đất nhưng không đưa vào sử dụng để giải tỏa đầu cơ và tích trữ đất, nhằm khuyến khích sử dụng đất. Chúng ta đã thực hiện thuế thu nhập cá nhân với nguyên tắc, ai có thu nhập cao sẽ phải đóng thuế nhiều. Với thuế nhà, đất cũng nên theo nguyên tắc này để tạo sự bình đẳng trong xã hội, giảm mức chênh lệch giàu nghèo.

 Luật Thuế nhà, đất dự kiến sẽ được Quốc hội thảo luận và cho ý kiến trong kỳ họp cuối năm 2009. Nếu được thông qua, luật sẽ được thực hiện vào đầu năm 2011. Điều cốt lõi là luật phải điều chỉnh để bình ổn các hoạt động trên thị trường, lành mạnh hóa các hoạt động mua bán nhà cửa đất đai, tạo ra cơ hội cho những người có thu nhập trung bình cũng có cơ hội sở hữu nhà, đất như Nghị quyết 21-NQ/TƯ ngày 30-1-2008. Đó là cái đích mà luật phải đạt được, nếu không...

(Theo Tiên Thêm Sắc // Hanoimoi Online)

  • Khổ vì chuyện trống xuôi, kèn ngược!
  • Truy nã 3 đối tượng lừa đảo bất động sản
  • Kẻ hốt vàng, người gom bạc lẻ
  • Nâng mức phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về trẻ em
  • Thiếu chế tài xử phạt
  • Doanh nghiệp vận tải phản ánh thiệt hại từ việc thu phí không đúng
  • Công ty Sữa Hà Nội bị phạt tiền vì gây ô nhiễm
  • Mauri La Ngà tiếp tục gây ô nhiễm môi trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%