Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 116/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề là 1 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Quyết định quy định rõ những hành vi như: Thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; lợi dụng hoạt động dạy nghề để trục lợi, lạm dụng sức lao động của người học nghề; tuyển vượt từ 30% trở lên so với số lượng được tuyển sinh hoặc tuyển sai đối tượng, tiêu chuẩn từ 31 đến 40 người học ở trình độ cao đẳng nghề sẽ bị phạt tiền tối đa đến 40 triệu đồng. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi tổ chức đào tạo khi chưa có chương trình dạy nghề theo quy định. Phạt tiền từ 1triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Làm mất quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề nhưng không trình báo với cơ quan có thẩm quyền; chậm đăng ký hoạt động dạy nghề với cơ quan có thẩm quyền từ 3 đến dưới 6 tháng, kể từ khi hết thời hạn bắt buộc phải đăng ký. Phạt từ 2 triệu đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi không nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề khi cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định thu hồi; không thông báo với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính của cơ sở dạy nghề hoặc không đăng ký lại hoạt động dạy nghề khi di chuyển trụ sở chính của cơ sở dạy nghề; chậm đăng ký hoạt động dạy nghề với cơ quan có thẩm quyền từ 6 tháng đến dưới 1 năm, kể từ khi hết thời hạn bắt buộc phải đăng ký. Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với việc tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung nội dung quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề; báo cáo sai các điều kiện để được thành lập, cho phép thành lập cơ sở dạy nghề, các điều kiện để được nâng cấp, chuyển đổi thành trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề; các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề hoặc được bổ sung, thay đổi nghề đào tạo; mua bán, chuyển nhượng, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề; chậm đăng ký hoạt động dạy nghề với cơ quan có thẩm quyền từ 1 năm trở lên, kể từ khi hết thời hạn bắt buộc phải đăng ký. Phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng đối với hành vi thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép...

Bên cạnh các hình thức phạt cảnh cáo và phạt tiền, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động dạy nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc hủy bỏ kết quả các môn thi hoặc chấm lại bài thi; buộc thực hiện bổ sung các phần nội dung, chương trình đã bị cắt xén.

(Theo Q.Thắng // Bà Rịa - Vũng tàu Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%