Xương động vật không rõ nguồn gốc mà bà Ngãi thu mua
Nhưng vào ngày 15-10, ông Trần Văn Hào, Giám đốc Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng lại có văn bản gửi các cơ quan chức năng cho rằng: "số xương động vật này đã là phế liệu" và đề nghị UBND quận Liên Chiểu xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Nhận định của ông Hào vô tình thừa nhận bà Ngãi thu mua xương động vật không rõ nguồn gốc là hợp pháp, bởi lẽ, bà Ngãi có giấy phép thu mua phế liệu?!.
Trong khi đó, theo lời khai của bà Ngãi với cơ quan công an, sau khi mua gom xương, bà Ngãi cho người làm công dùng máy xay nghiền xương ra cỡ nhỏ, rồi đóng bao vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc bán lại.
Năm 2008, ở Thăng Bình (Quảng Nam) đã có hàng chục người lén lút đào lấy xương của những heo, bò bị dịch bệnh chết tại hố chôn tập trung để đem bán. Lúc đó, ngành thú y và chính quyền địa phương đã vào cuộc, đình chỉ 2 cơ sở thu mua xương động vật không có giấy phép trên điạ bàn; đồng thời công an đã vào cuộc, điều tra để xử lý những người đào xương gia súc mắc bệnh dịch đem bán. |
Bà Ngãi thu mua xương từ những người nhặt rác ở bãi rác Khánh Sơn, những xương này được xem là xương động vật không rõ nguồn gốc; mà Pháp lệnh thú y đã qui định nghiêm cấm việc sơ chế xương động vật không rõ nguồn gốc(!).
Điều đáng lo là trong số 170 tấn xương động vật bị thu giữ, có chắc rằng không có xương của những con vật bị dịch bệnh?
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Thành Thị, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết: “Căn cứ theo Pháp lệnh Thú y của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 29-4-2004, trách nhiệm xử lý 170 tấn xương động vật trái phép này thuộc về Chi cục Thú Y TP.Đà Nẵng. Việc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng giao trách nhiệm xử lý cho UBND quận chẳng khác nào “thả hổ về rừng” vì quận chỉ có quyền xử phạt hành chính đối với cơ sở kinh doanh phế liệu”.
(Theo Hoàng Dũng // Nguoilaodong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com