Hỏi: Hội là gì ?
Đáp: Là một tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có cùng ngành nghề, sở thích và có chung mục đích. Hoạt động thường xuyên, không vụ lợi. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, có tên và biểu tượng riêng.
Hội có thể có nhiều tên gọi, ví dụ: Liên hiệp hội, Tổng hội, Liên đoàn, Hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội)
Hỏi: Vì sao cần có hội ?
Đáp: Hội giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Hỏi: Phạm vi hoạt động của hội ?
Đáp: Trên toàn quốc/ liên tỉnh, hoặc các tỉnh / thành phố thuộc trung ương. Trong phạm vi quận/ huyện/ thị xã/ xã/ phường/ thị trấn.
Hỏi: Điều kiện thành lập hội là gì ?
Đáp: Các điều kiện sau:
- Mục đích hoạt động rỏ ràng
- Có Điều lệ
- Trụ sở
- Có đủ số hội viên tham gia
Hỏi: Thủ tục thành lập hội ?
Đáp: Trình tự thủ tục :
- Lập ban vận động thành lập Hội (BVĐ), và được cơ quan quản lý nhà nước về ngành từng cấp chấp nhận
- BVĐ nộp hồ sơ xin phép thành lập Hội với đầy đủ các điều kiện như trên lên cơ quan quản lý tương ứng
- Khi được phép, tổ chức Đại hội nhằm biểu quyết điều lệ, bầu ban lãnh đạo, thông qua chương trình hoạt động...
Hỏi: cần bao nhiêu thành viên đủ để thành lập Hội ?
Đáp:
Cả nước/Liên tỉnh --> 100 thành viên --> Bộ Nội Vụ
Cấp tỉnh --> 50 thành viên --> Sở Nội Vụ
Cấp huyện --> 20 thành viên --> Sở Nội Vụ
Cấp xã --> 10 thành viên --> Sở Nội Vụ
Hỏi: Trình tự thời gian của thủ tục xin thành lập hội
Đáp: Biểu đồ trình thời gian phê duyệt tối đa
Nộp hồ sơ --(60 ngày)--> Quyết định thành lập Ban Vận Động ---(90 ngày +30 ngày) --> Đại hội lần thứ nhất --(30 ngày) --> Báo cáo
Hỏi : Hội có thể có những hoạt động kinh doanh không ?
Đáp: Theo nghị định 88, Hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Một tổ chức phi lợi nhuận là một tổ chức được điều hành bởi một ban quản lý tình nguyện, những người đặt tiêu chí làm việc không phải vì lợi nhuận. Các tổ chức theo loại hình này được gọi là thuộc về phi lợi nhuận, hay nói cách khác, họ không thuộc chính phủ (khối nhà nước) mà cũng không thuộc khối kinh doanh (tư nhân)
Kinh phí hoạt động của hội thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm. Trong trường hợp hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước thì được ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Việc hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho hội được thực hiện theo Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày 29/01/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước.
ĐIỀU HÀNH ĐẠI HỘI ĐẦU TIÊN
sau khi đã hoàn thành các bước xin thành lập quy định trong nghị định 88, Hội sẽ phải tổ chức Đại hội lần đầu. Dưới đây là một số hướng dẫn gợi ý cho việc điều hành của đại hội. Tùy từng địa phương, cần có những điều chỉnh phù hợp.
- Đăng ký và khai mạc: Đề nghị đại biểu ghi họ tên và địa chỉ vào một cuốn sổ đăng ký. Sau đó là phần giới thiệu của chủ tọa phiên họp và phát biểu chào mừng của một quan chức cap cấp địa phương. Trưởng ban sáng lập của nhóm sẽ trình bày các ý tưởng thành lập của nhóm và quá trình phổ biến những ý tưởng đó, đồng thời nêu rỏ sự ủng hộ của mọi người đối với ý tưởng này.
- Chương trình đại hội:
_ Chia sẻ kinh nghiệm của một đại diện của mọt tổ chức người khuyết tật đã thành đạt ở một địa phương khác (nếu có). Lưu ý không nên dùng những từ ngữ chuyên môn hoặc những từ viết tắt.
_ Hỏi và đáp: Dành thời gian cho việc hỏi, đáp và thảo luận chung. Thành viên nhóm sáng lập (nhóm nòng cốt) nên hỏi trước để khởi động, gợi mở hoặc để phá tan sự im lặng, tạo sự thoải mái và tự tin.
_ Ưu thế của việc thành lập một tổ chức tự lực: Cũng có thể giải thích những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng một tổ chức mạnh, và những thành tựu có thể đạt được nếu hoạt động tích cực và kiên trì.
_ Dự thảo điều lệ: Nêu được trình bày và dành thời gian cho mọi người thảo luận, sửa đổi và thông qua. Nên có phần nói về ý tưởng, mục đích và mục tiêu, cách thức và thể lệ bầu Ban chấp hành đại diện cho các quan điểm và ý kiến của các thành viên và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Sau khi thảo luận, sửa đổi, bổ sung, tiến hành bỏ phiếu để thông qua.
_ Đề cử các ứng cử viên vào Ban chấp hành: Nếu người đề cử nhiều hơn số ghế cần bầu, đề nghị từng ứng cử viên giới thiệu sơ bộ về mình và bỏ phiếu, sau đó công bố kết quả. Trong trường hợp ngược lại, công bố danh sách những người trúng cử, sau đó Ban chấp hành sẽ tổ chức bầu bổ sung sau. Ban điều hành gồm một nhóm người được chọn để điều hành các công việc của tổ chức hoặc nhóm tự lực làm việc theo nguyên tắc tình nguyện không nhận lương.
- Bế mạc: Kết thúc bầu cử, chủ tọa cám ơn mọi người đã tham dự cuộc họp, đặc biệt là những tình nguyện viên. Bài tuyên bố bế mạc nên để lại một cảm giác tin tưởng rằng tổ chức sẻ mang lại những thay đổi khả quan và có thể đóng góp, tác động tích cực đến nhà hoạch định chính sách, đồng thời cải thiện đời sống của thành viên và những người khác trong cộng đồng.
Ngay sau cuộc họp ra mắt này, Ban chấp hành mới phải bố trí họp càng sớm càng tốt để lập kế hoạch các hoạt động và củng cố tổ chức, đồng thời hoàn thành các thủ tục pháp lý khác nếu có.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com