Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điều kiện xét công nhận người hoạt động cách mạng

Nếu người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần mà không có hoặc không còn lý lịch thì căn cứ vào một số loại hồ sơ hoặc các tài liệu khác có đủ căn cứ pháp lý và có ghi rõ thời gian hoạt động cách mạng để được xem xét, công nhận.

Ông Hà Thanh Toàn (Cao Bằng) có ông nội là Hà Văn Tủ tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1942, vào Đảng năm 1959, tham gia công tác xã đến năm 1970 thì nghỉ và chết vào tháng 6/1978.

Vừa qua, ông Toàn đến Ban Tổ chức huyện ủy Quảng Uyên mượn lý lịch Đảng viên của ông Tủ để làm thủ tục đề nghị công nhận người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần theo Hướng dẫn số 30-HD/BTCTW ngày 12/8/2009 của Ban Tổ chức Trung ương, nhưng lý lịch đã mất.

Nay, ông Toàn muốn biết, trường hợp của ông Tủ có được xem xét để công nhận người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần theo Hướng dẫn trên không, nếu được thì thủ tục như thế nào?

Vấn đề ông Toàn hỏi, qua nghiên cứu Ban Tổ chức Tỉnh ủy Cao Bằng trả lời như sau:

Theo điểm 2.2 Hướng dẫn số 30-HD/BTCTW ngày 12/8/2009 của Ban Tổ chức Trung ương đối với trường hợp người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 đã hy sinh, từ trần ngày 30/6/1999 trở về trước, trường hợp không có lý lịch (hoặc không còn lý lịch) thì căn cứ vào các tài liệu sau đây:

- Hồ sơ người hoạt động cách mạng đã được khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập.

- Hồ sơ người hoạt động cách mạng đã được tặng danh hiệu liệt sỹ.

- Người hoạt động cách mạng được ghi nhận trong lịch sử Đảng bộ từ cấp xã trở lên, được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cho xuất bản từ ngày 1/10/2007 trở về trước.

- Người hoạt động cách mạng có hồ sơ đang lưu trữ tại cơ quan lưu trữ của Trung ương và địa phương từ cấp huyện, thị trở lên.

- Người hoạt động cách mạng bị địch bắt giam giữ tại các nhà tù của Đế quốc mà vẫn giữ được khí tiết của người cách mạng; có hồ sơ, danh sách đang lưu giữ tại các cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, Bảo tàng lịch sử của Trung ương và địa phương từ cấp huyện trở lên.

Theo điểm 2.2 mục 2 căn cứ xét công nhận tại Công văn số 313-TB/BTCTW ngày 19/10/2009 của Ban Tổ chức Trung ương về thông báo kết luận hội nghị triển khai thực hiện Hướng dẫn số 30-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương có nói rõ thêm, nếu người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần có các loại hồ sơ khác như: Hồ sơ bảo hiểm xã hội, hoặc các tài liệu khác có đủ căn cứ pháp lý và có ghi rõ thời gian hoạt động cách mạng thì được xem xét.

Như vậy, ông Hà Văn Tủ là đảng viên, nhưng hồ sơ lý lịch đảng viên hiện nay không tìm thấy, để có căn cứ làm thủ tục kê khai theo Hướng dẫn 30-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương đề nghị ông Toàn tham khảo, căn cứ vào một trong các hồ sơ, tài liệu nêu trên để kê khai cho ông nội.

Mọi thủ tục (mẫu biểu) đề nghị ông Toàn liên hệ Đảng ủy xã hoặc Ban Tổ chức Huyện ủy Quảng Uyên để được hướng dẫn cụ thể.

(Theo Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%