Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lựa chọn nhà thầu trong Xây dựng 1

Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được Luật quy định theo nguyên tắc gì và thực hiện như thế nào?
Trần Văn Đạt

Cty TNHH Xây dựng Thành Đạt

(Tỉnh Phú Thọ)

Trả lời:

Luật Xây dựng và Nghị định số 16/2005/ NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành, hướng dẫn thực hiện luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã quy định nguyên tắc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư và mục tiêu của dự án. Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo hai giai đoạn: giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu và giai đoạn đấu thầu.
Giai đoạn sơ tuyển nhằm chọn ra các nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với yêu cầu của gói thầu để tham dự ở giai đoạn đấu thầu. Tuỳ theo quy mô, tính chất gói thầu, chủ đầu tư thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi thư mời thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp cho các nhà thầu tham dự hồ sơ mới dự thầu bao gồm các thông tin sơ bộ về gói thầu,các câu hỏi và các nội dung chính của hồ sơ dự thầu mà Nghị định 16/NĐ-CP đã hướng dẫn. Nhà thầu tham dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ dự thầu kèm theo bảo lãnh dự thầu nhằm bảo đảm nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển. Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 1% giá gói thầu. Chủ đầu tư xem xét, đánh giá năng lực của các nhà thầu dự sơ tuyển để loại bỏ những nhà thầu không đủ điều kiện năng lực theo yêu cầu trong hồ sơ mời dự thầu.
Giai đoạn đấu thầu: Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời thầu đấu thầu cho các nhà thầu được lựa chọn vào giai đoạn đấu thầu. Nhà thầu tham dự đấu thầu phải nộp hồ sơ đấu thầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu nhằm bảo đảm nhà thầu đàm phán ký kết hợp đồng sau khi được công bố trúng thầu. Mức bảo lãnh đấu thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu. Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu của gói thầu quy mô, tính chất và yêu cầu của gói thầu, bên mời thầu có thể thực hiện kết hợp hai giai đoạn trên hoặc chỉ thực hiện giai đoạn đấu thầu khi lựa chọn nhà thầu.

Nguyên tắc đánh giá, lựa chọn nhà thầu trong giai đoạn sơ tuyển, bên mời thầu phải kiểm tra sự đáp ứng của nhà thầu đối với các yêu cầu của gói thầu và sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá năng lực về kinh nghiệm, kỹ thuật và khả năng tài chính của nhà thầu tham dự. Trong giai đoạn đấu thầu, bên mời thầu phải xem xét khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của nhà thầu trên cơ sở đánh giá đồng thời các tiêu chí như tiến độ thực hiện, giá dự thầu và tiêu chuẩn của sản phẩm, dịch vụ, các điều kiện hợp đồng và các điều kiện khác do nhà thầu đề xuất nhằm đạt được mục tiêu đầu tư và hiệu quả của dự án. Nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu có giá trị thầu hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án. Kể cả đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo hành, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước đều phải thực hiện theo các quy định trong Nghị định 16/2005 NĐ-CP cùng các văn bản pháp luật về đấu thầu có liên quan.

(Nguồn tin: Báo Xây dựng, số 97, ngày 6/12/2005)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%