Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nộp đơn ly hôn ở đâu?

Hỏi: Tôi và chồng tôi đã nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND quận Thốt Nốt (nơi tôi thường trú), nhưng khi nhận được giấy triệu tập của tòa, chồng tôi lại không đồng ý ly hôn, nên tòa án đình chỉ giải quyết vụ việc. Sau đó tôi nộp đơn xin ly hôn đơn phương ở TAND quận Ninh Kiều (nơi chồng tôi đăng ký thường trú) và lại gặp trở ngại do anh ấy không ở đó mà thường xuyên ở tại nơi kinh doanh ở quận Cái Răng, nhưng không đăng ký tạm trú. Trường hợp anh ấy không đồng ý ly hôn và không có mặt theo giấy triệu tập tại tòa thì tôi phải làm thế nào?

 Thu Vân (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ)

Thắc mắc của bạn được Luật sư Huỳnh Minh Triết, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ, giải đáp như sau:

Theo điểm a khoản 1 Điều 33, điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự, tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Theo điều 52 Bộ luật Dân sự, nơi cư trú của cá nhân là nơi cá nhân thường xuyên sinh sống hoặc đang sinh sống. Do vậy, để được tòa án thụ lý giải quyết vụ án, chị cần chứng minh nơi chồng chị thường xuyên sinh sống hoặc đang sinh sống, hoặc nơi chồng chị làm việc.

Trước tiên, chị có thể liên hệ với công an phường nơi chồng chị thường trú ở quận Ninh Kiều, đề nghị xác nhận anh ấy thường xuyên sinh sống hoặc có đang sinh sống ở đó không. Nếu được xác nhận là có thì chị gửi đơn ly hôn đến Tòa án quận Ninh Kiều. Nếu không, chị có thể đề nghị công an phường nơi mà chị cho là anh ấy đang sinh sống tại quận Cái Răng để nhờ xác nhận việc anh ấy có cư trú thực tế ở đó không. Nếu công an nơi đây xác nhận anh ấy đang cư trú thực tế thì chị gửi đơn ly hôn đến Tòa án quận Cái Răng.

Còn nếu việc gửi đơn ly hôn đến tòa án nơi chồng chị cư trú gặp rắc rối, chị có thể yêu cầu tòa án nơi làm việc của chồng chị thụ lý giải quyết (tức Tòa án quận Cái Răng). Trước khi gửi đơn ly hôn đến Tòa án quận Cái Răng, chị nên liên hệ với cơ sở kinh doanh nơi chồng chị đang làm việc để nhờ xác nhận chồng chị đang làm việc tại đây.

Xin được giải thích thêm, theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng Dân sự và điểm 3 Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nếu chồng chị đã được tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì tòa án lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được do bị đơn vắng mặt và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu tại phiên tòa, chồng chị xin hoãn phiên tòa để hòa giải thì tòa án không chấp nhận, nhưng sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng chị thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

(Theo Đ.V // Cantho Online)

  • Di chúc miệng
  • Thủ tục hải quan khi xuất bán lô hàng lò xo các loại
  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
  • Thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ
  • Hoá đơn chưa kê khai được khấu trừ bổ sung thuế giá trị gia tăng
  • Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế
  • Doanh nghiệp cần biết:hướng dẫn về thuế GTGT
  • Hàng hoá áp dụng thuế GTGT 0%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%