Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phán quyết lạ thường về vận đơn

Các DN VN khi ký hợp đồng thương mại với DN nước ngoài cần có những điều khoản cụ thể về vận đơn

Các DN VN khi ký hợp đồng thương mại với DN nước ngoài cần có những điều khoản cụ thể về vận đơn
Thực tiễn thương mại và hàng hải quốc tế cũng như quy định của Bộ Luật Hàng hải VN đã có quy định rõ ràng về vận đơn (trong đó có 2 loại: vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh). Tuy nhiên, vừa qua có một vụ việc mà tòa án lại ra phán quyết trái ngược với luật pháp VN và thông lệ quốc tế.
 

Cuối năm 2006, Cty S ở phía Nam bán một container gồm 2.970 túi xách và balô cho Cty E Sydney - Autralia theo giá FOB TP HCM: 87.035 USD, mã số DN của E ở Autralia là ABN 29112062554-NSW2020 (thực tế đây là một Cty ma tại Autralia). Hợp đồng mua bán chỉ có 1 trang và hết sức sơ sài, đặc biệt không đề cập khi nào quyền sở hữu lô hàng chuyển từ người bán sang người mua.


Sau khi ký hợp đồng mua bán, E uỷ thác Cty giao nhận vận tải T ở phía Bắc thuê tàu chở hàng từ TP HCM đi Sydney. T ký hợp đồng lưu cước với Hãng tàu MOL. Ngày 20/12/2006 hàng được bốc lên tàu tại TP HCM, Hãng tàu MOL cấp vận đơn chủ (Master B/L) cho T, trên cơ sở đó T cấp vận đơn thứ cấp (House B/L) cho S với tư cách là người giao hàng (vận đơn của T theo mẫu FIATA). Vận đơn ghi rõ E (cùng với địa chỉ của họ) là người nhận hàng đích danh ở cảng đích.


Hàng đến Sydney 6/1/2007, Hãng tàu MOL giao hàng cho đại lý của T ngày 14/1/2007. Từ đó trở đi E không đến lấy hàng. Phí lưu kho, phạt lưu container lên đến 19.000 đôla Australia, hàng hoá có nguy cơ hư hỏng hoàn toàn.


Theo tập quán và luật pháp Australia (tương tự như ở VN) ngày 1/3/2007 đại lý của Cty T đã đưa hàng vào kho ngoại quan của Hải quan Sydney để xử lý. Mãi ngày 14/4/2007, Cty S mới ra lệnh cho Cty T đưa hàng về VN nhưng T không thể thực hiện được vì hàng đã đưa vào kho ngoại quan, hơn nữa đây là vận đơn đích danh nên Cty S không thể ra lệnh chở hàng về. Tuy vậy, ngày 14/5/2007, Cty E đã đến kho ngoại quan nhận hàng, đại lý của Cty T không thu hồi vận đơn gốc. Từ đó trở đi, Cty S luôn khẳng định rằng tuy hàng bán theo giá FOB nhưng với vận đơn gốc trong tay, Cty S vẫn là chủ sở hữu lô hàng. Vì vậy, do không đòi được tiền hàng từ E, Cty S đã khởi kiện Cty T tại một Toà án ở phía Bắc đòi bồi thường 1,7 tỷ VND bao gồm trị giá hàng FOB của lô hàng 87.035 USD và khoảng 350.000.000 VND các loại tiền phạt lưu kho bãi.


Trước tòa, Cty S (nguyên đơn) cho rằng vận đơn này về hình thức có vẻ đích danh nhưng thực chất là vận đơn theo lệnh. Ô chữ “người nhận hàng” ở mặt trước chỉ là ô chữ ghi lại tên và địa chỉ chứ không có nghĩa đấy là người nhận hàng đích danh. Cty S đang nắm giữ bản gốc nên vẫn là chủ sở hữu lô hàng. Hơn thế nữa vận đơn Cty S đang có trong tay, tuy Cty T khẳng định là vận đơn đích danh nhưng vẫn chuyển nhượng được (nghĩa là S vẫn có quyền ra lệnh giao hàng) vì điều 3.1 mặt sau ghi rằng “Vận đơn này được ký phát theo hình thức có thể chuyển nhượng được trừ khi nó được ghi không thể chuyển nhượng được”. Nguyên đơn cũng cho rằng hợp đồng mua bán của họ là hợp đồng có giá  FOB TP HCM 87.035 USD chứ không phải là hợp đồng giao hàng theo điều kiện FOB Incoterms 2000. Vì vậy họ vẫn có quyền khởi kiện người vận chuyển để đòi bồi thường.


Cty T lại khẳng định Cty S đã ký hợp đồng mua bán quá sơ sài và lỏng lẻo thì phải tự gánh lấy hậu quả. Mặt khác, theo Điều 62 Luật Thương mại VN, do hợp đồng mua bán không quy định về việc khi nào quyền sở hữu về lô hàng chuyển từ người bán sang người mua nên quyền sở hữu lô hàng này đã chuyển sang người mua kể từ ngày 20/12/2006, (tức ngày giao hàng ở TP HCM). Ngoài ra Cty T còn khẳng định rằng vận đơn do họ cấp “Ghi rõ tên người nhận hàng gọi là vận đơn đích danh” như Điều 86, khoản 1, Mục a BLHH VN quy định. Đã là vận đơn đích danh thì không chuyển nhượng được và người nhận hàng có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp và phù hợp với quy định trong Incoterms 2000, chỉ có họ mới có quyền khởi kiện người vận chuyển nếu thiệt hại thực tế xảy ra do lỗi của người vận chuyển.    
 
Vậy tòa án phán quyết ra sao và thế nào là vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.                     

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Xác định rõ người đại diện phần vốn nhà nước tại DN
  • Cấp lại giấy phép kinh doanh
  • Những chi phí không được coi là hợp lý
  • Quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
  • Mua cổ phần của nhà đầu tư trong nước
  • Ai nộp thuế khi cho thuê nhà?
  • Thời hạn yêu cầu bồi thường không quá 180 ngày
  • Xử phạt vi phạm về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%