Khẩu lao động (XKLĐ) sẽ bị xử lý hình sự? - (Trần Văn Đông - Công ty xúc tiến thương mại An Thành)
Trả lời: Hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao đã ký Thông tư liên tịch hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ ra nước ngoài.
Theo thông tư này, sẽ truy cứu TNHS người có hành vi tổ chức, cưỡng ép người lao động ở lại nước ngoài trái phép theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Hình sự. Tội danh này có các khung hình phạt từ 2 đến 7 năm; 5 đến 12 năm và 12 đến 20 năm. Khi xét xử, tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và áp dụng Điều 50 Bộ luật Hình sự để quyết định hình phạt chung.
"Việc truy cứu TNHS người lao động ở lại nước ngoài trái phép theo quy định tại Điều 274 Bộ luật Hình sự " (khung hình phạt từ 3 tháng đến 2 năm). TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Tư, nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước trước khi xuất cảnh có thẩm quyền xét xử các vụ án về tội ở lại nước ngoài trái phép và về tội Tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép. Việc khởi tố, điều tra và truy tố các tội nêu trên thuộc thẩm quyền của cơ quan An ninh Điều tra công an cấp tỉnh và Viện KSND cấp tỉnh.
Khi phát hiện hành vi tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép hoặc phát hiện người lao động có hành vi ở lại nước ngoài trái phép, Cục Quản lý lao động ngoài nước thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm và làm văn bản kiến nghị khởi tố. Trong trường hợp người lao động ở lại nước ngoài trái phép, sau đó trở về Việt Nam thì trên cơ sở danh sách người lao động bị khởi tố do cơ quan điều tra thông báo, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh có trách nhiệm chỉ đạo các trạm công an cửa khẩu, khi phát hiện họ nhập cảnh về nước phải báo ngay cho cơ quan điều tra biết để xử lý theo thẩm quyền.
( theo luật sư Nguyễn Sơn - Đời sống pháp luật )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com