Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Túi nilon chịu thuế theo Luật Thuế bảo vệ môi trường

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Túi nilon là một trong những mặt hàng thuộc diện chịu thuế theo Luật Thuế bảo vệ môi trường, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.

Túi nilon (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE; trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi nilon đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Những quy định trên được đưa ra trong Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường, được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 8/8.

Nghị định có 4 chương, 8 điều quy định chi tiết về đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường.

Theo đó, Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định đối tượng chịu thuế gồm xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC); túi nilon thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản và thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

Quy định cụ thể hơn về các đối tượng chịu thuế nêu trên, Nghị định nêu rõ, đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, chỉ các loại xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch mới là đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch, chỉ tính thu thuế đối với phần xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch.

Còn đối với dung dịch HCFC, đối tượng chịu thuế là loại gas dùng làm môi chất sử dụng trong thiết bị lạnh và trong công nghiệp bán dẫn.

Nghị định cũng quy định, đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thực hiện khai thuế, tính thuế, nộp thuế theo tháng.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu ủy thác thực hiện khai, tính và nộp thuế theo từng lần phát sinh. Riêng đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện khai, nộp thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước đối với lượng xăng dầu xuất, bán (bao gồm cả xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hóa khác, xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác; trừ bán cho công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối khác) tại địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.

Đối với mặt hàng than, Nghị định quy định, than tiêu thụ nội địa phải khai, nộp thuế bảo vệ môi trường; còn than xuất khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.

Thuế bảo vệ môi trường chỉ phải nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế bảo vệ môi trường nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì không phải nộp thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu.

Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012, cùng thời điểm có hiệu lực của Luật Thuế bảo vệ môi trường.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%