Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TTCK chưa chịu áp lực rút vốn của khối ngoại

 Trong khi giao dịch của NĐTNN trên sàn niêm yết xuất hiện yếu tố tiêu cực thì các thương vụ mua bán chiến lược giữa NĐTNN và DN Việt Nam lại được xem là tích cực. Tức là, trên thị trường tài chính, vốn ngoại vẫn chảy theo hai chiều ra - vào.

Động thái bán ròng của NĐT nước ngoài trong suốt tháng 9 và kéo sang tuần đầu tháng 10 đang tạo những áp lực nhất định lên thị trường. Theo CTCK Rồng Việt, giá trị bán ròng tháng 9/2011 của NĐT nước ngoài đã lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2009. Giá trị bán ròng tăng lên xấp xỉ 1.000 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung vào các cổ phiếu blue-chip. "Không loại trừ khả năng hiện tượng bán ròng mạnh của khối ngoại nằm trong xu hướng chung là rút vốn ra khỏi các thị trường mới nổi đang diễn ra thời gian qua và đặc biệt diễn ra mạnh mẽ trong tháng 9/2011 do mối quan ngại ngày càng lên cao đối với các bất ổn trên thị trường tài chính thế giới", Rồng Việt nhận định.

Trong tuần đầu tháng 10, khối ngoại bán ròng 161 tỷ đồng. Nằm trong nhóm cổ phiếu nước ngoài bán ròng nhiều nhất, có BVH, CTG, HPG và ITA. Số liệu mua bán của quỹ ETF_VNM  cũng cho thấy bán ròng. Riêng ngày 5/10, quỹ này bán 2,34 triệu cổ phiếu, gấp 3 lần lượng bán của ngày 4/10.

Động thái bán ròng của NĐT nước ngoài đã và đang gây sức ép tâm lý lớn cho các NĐT trong nước, nhất là các NĐT tổ chức, đối tượng cần thị trường có tính thanh khoản cao mới có thể tham gia giao dịch.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia kinh tế thì động thái bán ròng của NĐT nước ngoài chưa hẳn đã là bán để rút vốn ra khỏi thị trường mà chỉ là giao dịch mua - bán thông thường của khối ngoại. Trong giai đoạn này, do nhận thấy biến động của kinh tế vĩ mô còn lớn nên NĐT nước ngoài tạm thời bán trong ngắn hạn.

Chuyên gia này cho biết, theo báo cáo luân chuyển dòng vốn tư nhân trên thế giới của IMF thì Việt Nam, với quy mô vốn nhỏ, chưa được xếp vào thị trường mới nổi như Singapore, Hàn Quốc hay Thái Lan. Vì vậy, nếu nhìn nhận việc bán ròng của NĐT nước ngoài nằm trong xu hướng tư nhân rút vốn khỏi các thị trường mới nổi thì chưa hợp lý.

Mặt khác, theo chuyên gia Lê Đạt Chí, vốn nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu đầu tư vào công ty niêm yết. Dòng vốn của các quỹ ETF dễ dàng rút ra khỏi thị trường không phải là lớn so với quy mô chung của thị trường. Vì vậy, ông Chí không cho rằng xu hướng rút vốn khỏi thị trường mới nổi có khả năng tạo thành một xu hướng tương tự ở thị trường Việt Nam.

Trong khi giao dịch của NĐT nước ngoài trên sàn niêm yết xuất hiện yếu tố tiêu cực thì các thương vụ mua bán chiến lược giữa NĐT nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam lại được xem là tích cực, như vụ Ngân hàng Mizuho của Nhật Bản mua cổ phần của Vietcombank. Tức là, trên thị trường tài chính, vốn ngoại vẫn chảy theo hai chiều ra - vào.

Nếu lý do lo ngại về biến động vĩ mô khiến NĐT nước ngoài bán ròng các cổ phiếu lớn là đúng thì yếu tố đáng lo ngại nhất là áp lực lên tỷ giá trong thời điểm cuối năm.

Mặc dù NHNN đang có những nỗ lực để bình ổn tỷ giá và cam kết không tăng tỷ giá quá 1% từ nay đến cuối năm, nhưng tỷ giá trên trên thị trường tự do vẫn tăng, ngay cả khi giá vàng đã giảm. Trên thị trường thế giới, đồng USD lên giá so với đồng tiền khác cũng làm cho tâm lý muốn nắm giữ đồng USD của người dân tăng lên.

Theo CTCK Thăng Long, để hạn chế tình trạng lãi suất cao cho tất cả các kỳ hạn, NHNN đã ban hành Thông tư 30/2011/NHNN quy định lãi suất tối đa 6% cho các khoản tiền gửi không thời hạn và kỳ hạn dưới một tháng. Quy định này không những hạn chế sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản của các ngân hàng mà còn hỗ trợ cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Tuy nhiên, nếu lãi suất huy động được giữ ở mức thấp thì nhiều khả năng tiền sẽ chảy vào kênh vàng và ngoại tệ, tiếp tục gây áp lực lên tỷ giá cuối năm. Việc các hợp đồng tín dụng ngoại tệ đáo hạn cuối năm cũng là sức ép lên tỷ giá.

Khi thị trường chưa nhìn thấy khả năng tăng trưởng, nhất là mặt bằng giá cổ phiếu lớn khó tăng, trong khi có khả năng đồng USD tăng giá, thì có thể NĐT nước ngoài chọn lựa phương án bán cổ phiếu để bảo toàn vốn.

(Theo Thành Nam \\Đầu tư Chứng khoán điện tử )

  • Dấu hiệu khủng hoảng trong lòng chứng khoán
  • Xuất hiện làn sóng huy động vốn bằng trái phiếu
  • Nhiều doanh nghiệp niêm yết về đích sớm
  • Lấy lại niềm tin TT: Vì sao, cho ai và bằng cách nào?
  • Ngày 13/10, đấu thầu 2.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
  • Xu hướng kiếm tiền từ các thương vụ M&A
  • Quy lỗi kiểm toán trong vụ DVD: Phải đợi sau ngày 27/10
  • Chuyện hy hữu trên TTCK Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!