Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguy cơ suy thoái toàn cầu tăng thêm 10% trong tháng 6

Theo báo cáo kinh tế vừa được tổ chức nghiên cứu SEB công bố, nguy cơ suy thoái trên phạm vi toàn cầu đã tăng từ mức 25% trong tháng 5 lên tới 35% trong tháng 6.

Theo nhận định của SEB, kinh tế toàn cầu đã bị mất đà trên diện rộng. Điều này được thể hiện qua một loạt các chỉ số quan trọng ví dụ như niềm tin kinh doanh và giá cả hàng hóa. Tăng trưởng GDP toàn cầu được SEB điều chỉnh giảm từ 3,6% xuống còn 3,5%. 

Trong những tuần gần đây, eurozone ngày càng lún sâu vào khủng hoảng bất chấp kết quả bầu cử ở Hy Lạp xoa dịu căng thẳng trong chốc lát. Kinh tế Mỹ tiếp tục chệnh hướng với thị trường lao động xuống dốc. Trong khi đó, các thị trường mới nổi chủ chốt cũng xuất hiện những dấu hiệu suy giảm rõ ràng.

Mỹ

Theo SEB, rất có thể kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng quanh mức 2,5% trong một vài năm tới. Tuy nhiên, trong một vài tuần gần đây, hầu hết các dữ liệu (đặc biệt là các số liệu thống kê về thị trường lao động) đều cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng yếu ớt hơn dự đoán. Trong quý I, thậm chí GDP chỉ tăng 1,9% mặc dù các hoạt động kinh tế được hưởng lợi từ mùa đông ấm áp hơn thường lệ.

SEB cũng dự báo Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ thực hiện gói nới lỏng định lượng tiếp theo (QE3) trong tương lai gần bởi ngày càng có nhiều dấu hiệu về những yếu kém của nền kinh tế.

Châu Âu

Bất ổn ngày càng gia tăng ở eurozone. Gói cứu trợ 100 tỷ euro cho hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha cùng với kết quả tích cực của bầu cử Hy Lạp không đủ để giảm bớt căng thẳng. Tất cả các chỉ số đều giảm trong những tháng gần đây. Chỉ số PMI là biến số rõ ràng nhất cho thấy GDP sẽ sụt giảm.

Tuy nhiên, bức tranh kinh tế châu Âu vẫn có một vài điểm sáng. GDP quý I cao hơn dự đoán, kinh tế Đức vẫn giữ vững được sự ổn định. Xuất khẩu của châu Âu cũng có tiến triển tốt phần lớn là nhờ vào đồng euro yếu nhất từ trước đến nay.

SEB đưa ra dự báo GDP năm 2012 của châu Âu sẽ ở mức -0,6% trong khi dự báo GDP năm 2013 bị hạ từ 0,8% xuống còn 0,5%. 

Cũng theo SEB, kinh tế thế giới có tiến triển cùng với đồng euro ngày càng yếu đi có thể tạo ra một vài tác động tích cực. Khi đó, các chính sách sẽ được nới lỏng nhằm thúc đẩy tăng trưởng thay vì thắt chặt như hiện nay. Có thể Đức sẽ đồng ý triển khai các biên pháp kích thích tài khóa, chấp nhận giá cả nội địa và chi phí lao động tăng lên nhằm tạo ra thế cân bằng cho eurozone. 

Riêng đối với các nước Bắc Âu, SEB tăng dự báo tăng trưởng đối với Phần Lan và Na Uy. GDP của 2 nước này sẽ tăng 2,5% trong 2 năm tới.  GDP của Thụy Điển và Đan Mạch được dự báo tăng 0,5% trong năm 2012.

Trung Quốc

Tăng trưởng quý I sụt giảm mạnh và các số liệu về nền kinh tế trong tháng 4 đã làm gia tăng lo ngại về nguy cơ hạ cánh cứng. Tuy nhiên, các số liệu tháng 5 cho thấy mọi thứ đã ở trong tình trạng ổn định. Đồng thời, động thái cắt giảm lãi suất của NHTW một lần nữa khẳng định chính sách của Trung Quốc đã hoàn toàn chuyển từ chống lại lạm phát sang thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Do đó, SEB dự báo kinh tế Trung Quốc chỉ hạ cánh mềm. Tuy nhiên, GDP năm 2012 và 2013 vẫn bị điều chỉnh giảm 0,4 và 0,3 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 5. 

Ấn Độ

Do có thâm hụt ngân sách quá cao và lạm phát cao dai dẳng, Ấn Độ có rất ít khả năng để thực hiện nới lỏng chính sách. SEB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ xuống 1%, từ mức 7,0% còn 6,0%.

Đối với các nền kinh tế mới nổi, SEB cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP từ 5,6% xuống còn 5,2% và sẽ tiếp tục giảm 0,2% trong năm 2013.

Minh Anh

 

Theo TTVN/Commodity/CafeF

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Các nước đồng loạt lên kế hoạch chống khủng khoảng
  • Hiệu ứng Domino từ khủng hoảng ngân hàng Tây Ban Nha?
  • Lạm phát 2012 sẽ “thấp một cách kỳ lạ”
  • 'Chuyên gia tận thế' lo bão kinh tế đổ bộ vào 2013
  • Lạm phát tháng 4 thấp, tín hiệu không bình thường
  • Phập phù GDP và ổn định vĩ mô
  • Khủng hoảng châu Âu: Sự thật sau những con số
  • Ernst & Young: Việt Nam sẽ khó đạt mục tiêu về GDP và lạm phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!