Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để giảm lạm phát từ tháng 5

Hai tháng áp dụng Nghị quyết 11 đã cho một số kết quả tốt ngắn hạn như việc đưa giá vàng trong nước xuống dưới giá quốc tế và từ đó ngăn chặn việc cư dân gom góp đô la để nhập vàng lậu từ biên giới hay ổn định tỷ giá nhờ các biện pháp mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) làm tăng giá trị tiền đồng.

Nhưng kết quả trên chỉ là tạm thời và chỉ đáp ứng một phần mục tiêu lớn hơn của Nghị quyết 11 là giảm mức lạm phát hàng tháng đang leo thang vì những biện pháp bắt buộc phải tăng giá xăng dầu và giá điện mới đây theo cơ chế thị trường để giảm gánh nặng bù lỗ cho ngân sách từ nhiều năm nay.

Lạm phát ở mức vừa công bố 3,32% trong tháng 4, đem mức lạm phát trong 4 tháng đầu năm lên 9,64% và 17,51% so với tháng 4 năm ngoái. Lạm phát cả năm 2011 có thể lên tới 20% vào quí 3 như năm 2008 và xuống 17% (xem hình và các bảng 1 và 2) vào cuối năm, dựa theo khuynh hướng dự báo tháng cho các tháng tới. Sau khi vấn đề tỷ giá tạm yên, đây đang là vấn đề chính sách đau đầu cho Chính phủ. Nghị quyết 11 chỉ thành công một phần nếu lạm phát tiếp tục cao trong vài tháng tới.

Trước cơn bão giá hàng hóa chưa có dấu hiệu nguôi ngoai vì toa thuốc đã được kê nhưng thật sự chưa được áp dụng với liều lượng cần thiết về mặt chính sách tài khóa, việc giá vàng quốc tế lên mức kỷ lục mới hôm 20-4 vẫn nhắc nhở vàng như phương tiện tài sản “trú ẩn” an toàn tránh lạm phát đang tiếp tục mạnh. Nhu cầu mua vàng của dân chúng chưa tắt và hàm ý việc ổn định tỷ giá còn mong manh nếu chưa ổn định được lạm phát.

Vàng thế giới đã vượt lên trên 1.500 đô la/ounce phản ánh nhiều yếu tố mới: (i) tình hình tiếp tục bất ổn ở Trung Đông và châu Phi cho vàng vai trò một phương tiện “trú ẩn” tài chính thiết yếu; (ii) ảnh hưởng tiếp tục của chính sách “nới lỏng định lượng II” của Mỹ và sự kiện mức tín nhiệm về tín dụng của Mỹ vừa bị hạ thấp; (iii) giá dầu thế giới lại tăng cao trên mức 110 đô la/thùng và triển vọng giá lương thực thế giới sẽ tăng nhiều trong vài năm tới; và (iv) nhu cầu giữ vàng của Trung Quốc được dự đoán tăng cao cả từ phía ngân hàng trung ương (thay bớt cho trái phiếu ngân khố Mỹ trong khối dự trữ 3.000 tỉ đô la Mỹ của họ) lẫn dân chúng.

Ngoài ra mong muốn chính sách thiết yếu của NHNN là giảm mặt bằng lãi suất tiền đồng từ quí 3, nhất là giảm lãi suất trần huy động xuống dưới 14%, sẽ khó thực hiện nếu lạm phát cả năm vẫn trên 14%.

Vì vậy, để Nghị quyết 11 thật sự thành công thì phải giải được bài toán tiếp theo là giảm bội chi ngân sách qua cắt giảm đầu tư công để giúp ổn định vĩ mô và giải các bài toán tỷ giá và lãi suất nêu trên một cách lâu dài.

Mặc dù chính sách thắt chặt tiền tệ đã có những dấu hiệu thành công rõ rệt như được chờ đợi, thị trường tài chính (thí dụ qua VN-Index vẫn loanh quanh ở mức 460) vẫn chờ đợi một chính sách tài khóa quyết liệt hơn với các mức thu chi ngân sách và tổng bội chi được định lượng rõ ràng.

Đây là bài toán phức tạp nhất vì câu hỏi lớn nhất của thị trường tài chính, cũng như của giới nghiên cứu quan sát chính sách là: liệu Chính phủ sẽ kiên trì thắt chặt cả chính sách tiền tệ lẫn tài khóa để giảm lạm phát đang rất cao trong bốn tháng đầu năm, hay chỉ dừng lại với các biện pháp tiền tệ mạnh đang áp dụng còn vẫn tiếp tục buông lỏng chính sách tài khóa như từ 2 tháng nay sau Nghị quyết 11? Ngoài ra, còn lo ngại ngay cả NHNN sẽ chuyển hướng chính sách ngay sang nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng nếu có dấu hiệu suy yếu của sản xuất trong quí 2?

Như người viết đã trình bày trước đây, tuyên bố sơ khởi cắt đầu tư công khoảng 3.400 tỉ đồng (khoảng 160 triệu đô la) không thật sự thuyết phục vì quá nhỏ nhoi (khoảng 1% của tổng đầu tư công) so với mục tiêu giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP cho năm nay.

Ngoài ra, và quan trọng nhất, nếu qua các lời tuyên bố mới đây của Ủy ban Ngân sách Quốc hội chưa thấy nhu cầu cần duyệt lại các nguồn thu chi của ngân sách 2011, thì rõ ràng việc điều chỉnh chính sách tài khóa và chi tiêu công chưa đi vào cụ thể mặc dù chúng ta đã ở tuần cuối tháng 4.Do lạm phát đang tăng ở tốc độ “phi mã”, chúng tôi đề xuất các biện pháp mạnh hơn như sau cho cả các chính sách tài khóa và tiền tệ nếu muốn giảm mạnh lạm phát từ tháng 5 và giữ mức lạm phát mục tiêu ở mức vẫn hai chữ số nhưng vừa phải hơn cho năm nay (12-13%):

• Cần giảm ngay mục tiêu tăng trưởng cho năm 2011 xuống còn 5% thay vì 6% như thường được bàn luận trong việc giới hạn mục tiêu tăng trưởng cho năm 2011.

• Cần giảm mục tiêu tỷ lệ bội chi/GDP xuống còn 4,5% bằng cách cương quyết cắt đầu tư công khoảng 2% GDP hay tương đương với 63.000 tỉ đồng (3 tỉ đô la) tức là gần gấp 20 lần số dự trù cắt đầu tư công do Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố sơ khởi.

• Ngay cả chính sách tiền tệ cần thắt chặt hơn nữa cho bảy tháng cuối năm, nhất là loại bỏ chuyện tài trợ thâm hụt ngân sách qua bất cứ hình thức nào, như khuyến khích hệ thống ngân hàng mua trái phiếu chính phủ như trước đây. Về mức tín dụng cho cả năm, NHNN đã công bố giới hạn tăng 20%, cần giảm thêm nữa giới hạn đó xuống 16%; và giảm tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán từ giới hạn đã công bố 15-16% xuống còn 12-13%. Các bài toán trên đây khó có lời giải chắc chắn, kết quả mong đợi sẽ tùy thuộc vào sự kiên trì của chính sách trong năm nay và cả trung hạn để tái lập các cân đối vĩ mô đã mất trong những năm 2007-2010.

Tuy nhiên lạm phát năm nay có thể được hạ nhiệt từ tháng 5 với các biện pháp cấp thời nêu trên. Đặc biệt NHNN có thể bắt đầu tính toán ngay các mức cung tiền hàng tháng từ tháng 5 để giảm lạm phát xuống các mục tiêu hàng tháng như trình bày trong các bảng 3 và 4 hầu hạn chế mức tăng CPI ở mức 12% vào tháng 12 so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này hàm ý là mức cung tiền phải ở mức âm trong vài tháng tới để lạm phát có thể ở mức âm trong quí 4 như kinh nghiệm năm 2008 cho thấy.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2011: Lạm phát 15 % ?
  • Chuyên gia Nguyễn Quang A: Đừng hoảng loạn vì lạm phát cao?
  • Lạm phát tháng 4 vừa qua chưa phải là "đỉnh"?
  • Chống lạm phát phải có quy trình
  • Chuyên gia Nguyễn Quang A: Lạm phát quá cao, tại đâu?
  • Kiểm soát lạm phát: cần làm từ gốc
  • Kiềm chế lạm phát: Cần tập trung vào những nguyên nhân chính yếu
  • Lạm phát và… thông tin
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!