Nếu theo những thông tin lẻ tẻ về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vừa được một số tỉnh, thành công bố thì mức tăng của CPI tháng 4 này đã ở một con số khó tưởng.
Bên cạnh Long An có chỉ số vượt mọi dự đoán là 5,46% thì hai đầu tàu kinh tế lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng lần lượt ở mức "khủng" của nhiều năm qua là 3,28% và 3,16%. Việc CPI tăng tới mức kỷ lục trong tháng 4 này đã được các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý cho là "đi ngược lại quy luật". Bởi, mọi cuộc thống kê từ trước tới nay đều cho thấy, CPI tháng 4 luôn luôn là "thấp điểm" nhất trong năm (do ảnh hưởng của giai đoạn tiêu dùng cuối năm, của Tết nguyên đán và "hậu Tết"… đã hết). CPI tăng cũng có nghĩa là chỉ số lạm phát tăng, giá trị đồng nội tệ đã không giữ được như trước đó.
Nếu quan tâm một chút, trong giai đoạn giữa và cuối tháng 3 vừa qua, chúng ta sẽ thấy xuất hiện rất nhiều thông tin nhạy cảm về chính sách và thị trường. Đầu tiên là việc giá các mặt hàng thiết yếu và "khả năng điều chỉnh" của nó trong "thì tương lai". Thậm chí, ngay cả những mặt hàng bình ổn giá cũng phải "tăng giá" thì mới có thể tiếp tục thực hiện chương trình "bình ổn" được. Tiếp đến là các thông tin về giá xăng dầu luôn trong nguy cơ có thể tăng bất cứ lúc nào (doanh nghiệp trong nước kêu lỗ, giá thế giới vượt nhiều đỉnh cao…). Gần đây, lại tiếp tục thông tin về việc ngành điện đang nợ nần chồng chất các tập đoàn Nhà nước khác như dầu khí, than… nhiều nghìn tỷ đồng. Chưa hết lại tiếp những thông tin về việc giá điện theo cơ chế thị trường, ngành điện có thể điều chỉnh giá bán sau mỗi 3 tháng, v.v...
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) trong một phát biểu gần đây đã cho rằng, lạm phát ở Việt Nam chủ yếu do chi phí đẩy như giá điện, nước, xăng dầu, giá vốn... và điều này có thể còn kéo dài. Nhận định này không sai nhưng xin bàn thêm một khía cạnh nữa tác động tới lạm phát.
Đó là thông tin về chính sách! Các yếu tố dễ tác động nhất tới đời sống đều trong tình trạng "có thể tăng" là điều người dân tiếp nhận được từ không ít thông tin về chính sách. Những dự báo, đồn đoán ít nhiều đã khiến người ta lo lắng dẫn tới hành vi "đi tắt, đón đầu" về giá cho... an tâm. Đó là lý do của việc "đẩy giá", tăng giá cục bộ vô tội vạ ở các chợ lẻ, các hàng quán dân sinh với nhiều mặt hàng lẽ ra chưa vướng vào vòng xoáy tăng giá.
Hệ lụy từ chính sách, từ thông tin là có thật! Nói cách khác, mối quan hệ tương hỗ giữa lạm phát và thông tin chính sách là không thể phủ nhận!
(giadinh)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com