Các lãnh đạo châu Âu vẫn còn khác biệt với Mỹ |
Khi lãnh đạo của các nước nhóm G20 nhóm họp tại Washington vào tháng 11- 2008 để đối phó với khủng hoảng kinh tế đang làm họ điêu đứng, nhiều lời cam kết về một kỷ nguyên mới để phù hợp với giai đoạn rủi ro toàn cầu đã được đưa ra.
Gần 5 tháng sau, những rủi ro đã lớn hơn bao giờ hết. Giải pháp về cách thức quản lý sự lây lan của khủng hoảng toàn cầu vẫn chưa được các nền kinh tế mới nổi và kinh tế lớn trên thế giới nhất trí. Trong những ngày gần đây, Nhà Trắng bắt đầu “ra hiệu” rằng khi các lãnh đạo G20 nhóm họp tại Luân Đôn, nên làm nhiều hơn để kích thích kinh tế thông qua chính sách thuế và chi dùng - những gì mà Tổng thống Barack Obama có thể xem mình đã làm được.
Những quốc gia tại châu Âu thì chia rẽ trong nội bộ về việc có tiếp tục tạo ra nhiều khoản vay để đối đầu sự đi xuống của kinh tế.
Nói đơn giản nhất, đây là điều chia rẽ châu Âu với Mỹ, giữa một bên là “sở thích” được kiểm soát thị trường hơn cho dù phải thành lập những nhà điều phối quốc tế có thể vượt qua biên giới quốc gia. Bên còn lại là nỗi lo ngại của người Mỹ về sự mất dần “chủ quyền” trong những cơ sở tài chính của chính mình.
Đây là thách thức dành cho Tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi ông vượt qua được sự phản đối của những người bảo thủ cho rằng Mỹ bị đẩy sang hướng cánh tả nhiều quá; thậm chí nhiều người còn lo ngại Tổng thống Barack Obama muốn họ bỏ ra nhiều tiền chỉ để giúp đỡ châu Âu. Tuy nhiên, mối lo ngại còn quá sớm để có được những cơ sở vững chắc mặc dù châu Âu đang chuẩn bị đón tiếp Tổng thống Barack Obama.
Tâm trạng tại Đức không mấy “mặn mà” khi Thủ tướng Angela Merkel bàn luận về việc sử dụng thời điểm này để thực thi lời kêu gọi cải tổ quan trọng. Cùng lúc đó, người Đức cho rằng gói cứu trợ 63 tỷ USD của mình khiêm tốn hơn Mỹ nhưng hoàn toàn đủ trong lúc này. Pháp dường như cũng theo quan điểm này vì lo ngại sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt lớn hơn.
Châu Âu cho rằng Mỹ là người chịu trách nhiệm kích hoạt cuộc khủng hoảng và giờ đây lại không hứng thú tạo ra những quy định để ngăn chặn điều này lặp lại.
Các quan chức thừa nhận họ bị lấn át bởi khủng hoảng, sự phá sản của hàng loạt các ngân hàng đòi hỏi tài chính phải được bơm vào để thúc đẩy thị trường. Song, theo họ, bước tiếp theo phải là thúc đẩy sự chi dùng có điều phối, có kế hoạch đối với Đông Âu và những nền kinh tế dễ gặp rủi ro khác, loại bỏ các quy định mang tính chủ nghĩa bảo hộ và cải tổ hệ thống điều phối toàn cầu.
Sẽ có nhiều những đề nghị và nguyên tắc được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới. Trong đó, nhiều quy định mới sẽ được xem xét trên các lĩnh vực hoạt động ngân hàng nước ngoài, thảo luận về rào cản quỹ và các nhóm tư nhân phải mở các hoạt động của mình để công chúng kiểm tra.
Các nhà đầu tư cũng từng nhận được những cam kết trước đó. Sau khủng hoảng kinh tế châu Á những năm 1990, chính quyền Bill Clinton thúc đẩy một loạt giải pháp thông qua nhóm G7. Vào thời điểm đó, G7 nêu nhiều yếu tố khiến châu Á “suy sụp” như: điều phối thiếu kinh nghiệm, tỷ lệ tham nhũng lớn và rủi ro không được nhận diện rõ ràng.
Vào thời điểm này, sự đi xuống của kinh tế nghiêm trọng hơn với hiệu ứng rộng hơn. Sự chia rẽ về cách điều phối thị trường cũng sâu sắc. Mỹ mặc dù gặp khủng hoảng nhưng vẫn muốn được linh hoạt “kháng” lại những nỗ lực ràng buộc vào sự quản lý toàn cầu.
(Theo BD, IHT, Reuters)
Bài thuộc chuyên đề: Khủng hoảng kinh tế - Việc làm - Thất nghiệp
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com