Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng tài chính lan sang nhiều lĩnh vực

Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã lan rộng từ lĩnh vực tài chính sang nhiều lĩnh vực kinh tế, đẩy thêm một số nền kinh tế lớn lâm vào suy thoái, hoặc mấp mé bờ vực suy thoái. Mặt khác, kinh tế toàn cầu ít có cơ hội phục hồi vào năm 2009.

Đó là nhận định mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra, trong bối cảnh kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro lần đầu tiên rơi vào suy thoái, Tổng thống đắc cử Obama thừa nhận tình trạng suy thoái của kinh tế Mỹ và các nền kinh tế lớn khác đang rất khó khăn.
Tăng trưởng các nền kinh tế lớn suy giảm mạnh
Theo dự báo mới nhất của OECD, kinh tế của 30 nước thành viên tổ chức này năm 2009 sẽ giảm 0,3% sau khi chỉ tăng 1,4% năm 2008. OECD là tổ chức quốc tế mới nhất thừa nhận khủng hoảng toàn cầu đã lan rộng từ lĩnh vực tài chính sang các lĩnh vực kinh tế.
Báo cáo của OECD cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đang bước vào suy thoái sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 0,9% vào năm tới so với mức tăng dự báo tăng 1,4% năm nay. Tổng thống đắc cử Mỹ Barack Obama ngày 15/11 đã kêu gọi quốc hội thực hiện những biện pháp khẩn cấp giúp hàng triệu người lao động Mỹ đối phó với tình trạng "suy thoái" của kinh tế nước này.
Kinh tế Nhật Bản đã suy thoái và dự báo mức tăng trưởng cũng sẽ giảm 0,1% năm 2009 sau mức tăng dự kiến 0,5% năm 2008. Cả Mỹ và Nhật đều không còn cơ hội cắt giảm lãi suất và cần phải thực hiện kích thích tài chính.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và thứ ba thế giới, đã tăng trưởng âm trong quý 3/2008, làm cho nước này chính thức rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong vòng 12 năm qua.
Theo số liệu Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 14/11, nền kinh tế của 15 nước sử dụng đồng Euro lần đầu tiên kể từ khi được thành lập năm 1999 đã rơi vào giai đoạn suy thoái, do tăng trưởng âm (GDP đều giảm 0,2%) trong hai quý liên tiếp.
Theo OECD, kinh tế của khu vực sử dụng đồng Euro sẽ giảm 0,5% vào năm 2009 sau khi chỉ tăng 1,1% năm 2008. Kinh tế Trung Quốc vốn được coi là một động lực tăng trưởng kinh tế thế giới, sau nhiều năm tăng trưởng ở mức 2 con số, cũng đã giảm chỉ còn 9% trong quý 3 vừa qua.
Giám đốc bộ phận nghiên cứu chính sách kinh tế thuộc OECD, J.Elmeskov, khẳng định "tình trạng hỗn loạn" mà nền kinh tế thế giới đang phải gánh chịu do khủng hoảng tài chính đã tác động mạnh đến các nước giàu cũng như các nước nghèo.
Kinh tế toàn cầu khó phục hồi trong năm 2009
Thực tế cho thấy, khủng hoảng tài chính đã lan rộng sang nhiều lĩnh vực kinh tế khác như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiêu dùng, xuất khẩu... Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vừa cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tác động đến kinh tế Trung Quốc "nghiêm trọng hơn dự tính".
Cảnh báo này đưa ra sau khi Ủy ban thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của nước này đã giảm sút liên tục từ 16% hồi tháng 6 xuống còn 11,4% trong tháng 9 và xuống tiếp 8,2% trong tháng 10, thấp nhất trong 7 năm qua.
Ngành xuất khẩu đã bị điêu đứng do khủng hoảng tài chính và dự báo khó khăn hơn nữa trong năm 2009, kéo theo sự sụt giảm của nhiều ngành sản xuất khác và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tập đoàn tài chính Nomura dự báo kim ngạch xuất khẩu của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á có thể giảm 20% trong năm 2009 do tác động của tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu.
Theo chuyên gia kinh tế của Nomura ở Hồng Kông, sở dĩ kim ngạch xuất khẩu của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á thời gian gần đây vẫn được giữ vững là do các nước chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác trong khi sức mua tại thị trường Mỹ giảm sút.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 10 vừa qua chỉ tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, chiếm hơn 50% GDP của nước này, chỉ tăng 10% trong tháng 10 và là mức tăng thấp nhất trong vòng 13 tháng qua.
Trong khi đó, thị trường nhà đất ở Mỹ và nhiều nước khác cũng rất ảm đạm. Ngành công nghiệp sản xuất ôtô đang thua lỗ, sa thải công nhân hàng loạt và các nước giàu không hy vọng xuất khẩu sẽ giải cứu khủng hoảng kinh tế, trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu có thể giảm sâu hơn trong vài tháng tới.
Các chuyên gia của OECD cho rằng, cùng với triển vọng không chắc chắn, kinh tế toàn cầu ít có cơ hội phục hồi cho đến nửa cuối năm 2009. Dự đoán năm 2009, mức suy thoái tại Mỹ là 0,9%, Nhật Bản 0,1% và các nước thuộc khu vực đồng Euro là 0,5%, trong đó tốc độ suy thoái mạnh nhất rơi vào quý 4/2008 và quý 1/2009.
Tổ chức này cũng nhấn mạnh rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng và khủng hoảng tài chính có thể tiếp tục kéo dài một thời gian.

(Theo vinanet)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Nga: Vượt qua khủng hoảng, giá bao nhiêu?
  • Các NH Nhật Bản thua lỗ hơn 10 tỷ USD do khủng hoảng tín dụng
  • Mỹ từ bỏ kế hoạch mua nợ xấu để giải cứu thị trường
  • Chống lạm phát sẽ “cán đích” sớm ? (14/11)
  • Joseph Stiglitz: Cách thoát khỏi khủng hoảng tài chính toàn cầu
  • Khủng hoảng tài chính: hệ lụy từ 50 năm trước
  • Lạm phát năm 2009 sẽ không ở mức 12%-14%
  • Lạm phát tại Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống 3% trong năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!