Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga: Vượt qua khủng hoảng, giá bao nhiêu?

Các phương pháp đối phó với khủng hoảng tài chính của Nga khác với hầu hết các nước khác. Đó là lý do tại sao mà cái giá phải trả cho cuộc khủng hoảng của Nga lại khác so với các nước khác.

Tại các nước khác, Chính phủ bơm tiền cho hầu hết các thể chế tài chính nhằm đảm bảo sự ổn định cho các ngân hàng, công ty và củng cố niềm tin của người dân. Nhưng tại Nga, Chính phủ lại thiên về việc bơm tiền trực tiếp vào ngân hàng. Tại sao vậy?
 
Khoảng 9.400 tỷ USD - hay 15% tổng GDP toàn cầu - đã được thế giới chi ra để đối phó với khủng hoảng. Tháng 9/2008, Nga phát động một chiến dịch quy mô lớn hỗ trợ tài chính cho các công ty và ngân hàng với ước tính trị giá 6.000 tỷ Rub (gần 217 tỷ USD) - hay chiếm 13,9% GDP. Số ngân sách này còn chưa tính đến số tiền từ các khu vực trong nước.
 
Số tiền đầu tư khổng lồ này gây ra một suy nghĩ sai lầm rằng Nga không hề có một cuộc khủng hoảng cơ bản nào. Giống như các nước khác trên thế giới, lý do cơ bản đằng sau cuộc khủng hoảng tài chính tại Nga là việc bơm quá nhiều tiền vào thị trường chứng khoán.
 
Chương trình bình ổn tài chính trong 23 nền kinh tế phát triển nhất thế giới dựa trên 4 loại đầu tư: 49% quỹ hỗ trợ được đầu tư cho việc đảm bảo của nhà nước về số nợ của ngân hàng, 15% bơm tiền cho các thể chế tài chính, 10% để mua các tài sản xấu và 21% trong các biện pháp khác chủ yếu nhằm thúc đẩy kinh tế như cắt giảm thuế, phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao các chương trình xã hội.
 
Tuy nhiên, Nga lại không đầu tư một đồng nào vào việc đảm bảo của Chính phủ về các khoản nợ của ngân hàng và đầu tư 84% cho tái cấp vốn. Tại sao cách tiếp cận của Nga lại khác với các nước khác như vậy?
 
Tại Nga, cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại được gọi là “cuộc khủng hoảng thanh khoản”. Dựa vào lối suy nghĩ cố hữu, có lẽ đây là lời giải thích thuyết phục nhất. Tuy nhiên, có một điều khiến người ta nghi ngờ rằng đây liệu có phải là cuộc khủng hoảng do những vấn đề thanh khoản hay không:
 
Mãi tháng 8/2008, bảng cân đối tài sản mới chạy thông suốt. Điều này có nghĩa rằng hệ thống ngân hàng đã có đủ thanh khoản cho hết tháng 9 khi một lượng tiền khổng lồ đổ vào nó. Do vậy bảng cân đối tài sản tăng lên 732,4 tỷ Rub. Đến tháng 10/2008, bảng cân đối này lại giảm xuống còn 580-590 tỷ Rub - bằng với bảng cân đối của tháng 5/2008.
 
Từ đây dấy lên những nghi ngờ về vấn đề thanh khoản là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng. Tài sản của các tổ chức cho vay lớn nhất của Nga và 30 ngân hàng lớn nhất khác đã tăng trung bình lên 30-50% trong 8 tháng đầu năm 2008. Nói cách khác, không có vấn đề nào về tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng nói chung, và bản thân nó không phải là chỉ số để đo “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, Chính phủ Nga lại quyết định rằng thanh khoản là vấn đề cốt lõi của khủng hoảng và bắt đầu bơm tiền vào các ngân hàng.
 
Không giống như Nga, cộng đồng quốc tế nhanh chóng nhận ra rằng lý do chính đằng sau cuộc khủng hoảng này là một “cuộc khủng hoảng niềm tin”.
 
Một cuộc khủng hoảng niềm tin nên được giải quyết bằng các biện pháp như bảo hiểm, an ninh và đảm bảo. Các nước khác đã bơm hàng tỷ USD để giải quyết “cuộc khủng hoảng niềm tin”: Mỹ bơm 1739 tỷ USD, Đức bơm 539 tỷ USD, 393 tỷ USD với Anh, Canada, Italy và Australia đều cam kết đảm bảo 100% số tiền gửi ngân hàng. Chính phủ Đức cam kết không để một người dân nào phải mất thậm chí là một đồng euro tiết kiệm trong ngân hàng.
 
Chiến lược của Nga chống khủng hoảng thì hoàn toàn khác. Chính phủ Nga không đảm bảo các khoản tiền gửi trong ngân hàng mà chỉ bơm tiền vào các ngân hàng đó. Kết quả là, vấn đề niềm tin của dân Nga lại được pha trộn với với chiến lược chống khủng hoảng. Điều này có nghĩa là Nga sẽ phải mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn các nước khác để vượt qua khủng hoảng.
 
Nga phải rút ra kết luận từ cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại để tránh lỗi lầm đang mắc phải. Nga phải tạo ra một hệ thống cảnh báo các nhà chức trách về việc bơm quá nhiều tiền vào khủng hoảng. Không thể tin tưởng vào việc các doanh nghiệp có thể nhìn thấy trước những nguy hiểm của việc bơm quá nhiều tiền vào thị trường và kịp thời ngăn chặn xu thế đó. Trách nhiệm phải thuộc về các nhà lập pháp trong nước và quốc tế. Cuối cùng, Nga cần một cơ chế ngăn cản hiện tượng bơm tiền quá nhiều vào thị trường.

(Theo vinanet)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Khủng hoảng tài chính lan sang nhiều lĩnh vực
  • Các NH Nhật Bản thua lỗ hơn 10 tỷ USD do khủng hoảng tín dụng
  • Mỹ từ bỏ kế hoạch mua nợ xấu để giải cứu thị trường
  • Chống lạm phát sẽ “cán đích” sớm ? (14/11)
  • Joseph Stiglitz: Cách thoát khỏi khủng hoảng tài chính toàn cầu
  • Khủng hoảng tài chính: hệ lụy từ 50 năm trước
  • Lạm phát năm 2009 sẽ không ở mức 12%-14%
  • Lạm phát tại Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống 3% trong năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!