Dầu mỏ đang là vấn đề nóng hổi trong tất cả các nền kinh tế. Giá dầu tiếp tục tăng gây khó khăn cho nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam vừa mới khởi sắc thì lại có nguy cơ bị đẩy lùi do bão giá. Giá xăng dầu thế giới liên tục tăng ảnh hưởng đến giá xăng dầu trong nước. Trong hơn một tháng, giá xăng dầu trong nước buộc phải điều chỉnh tăng hai lần. Thêm vào đó là việc điều chỉnh giá điện sẽ là các cú hatrick khuynh đảo cầu môn giá cả. Dưới đây là những ngành chịu tác động trực tiếp từ việc tăng giá trên:
Ngành giao thông vận tải là ngành chịu tác động trực tiếp mạnh nhất bởi 40% thu nhập ngành này dựa trên giá nguyên liệu. Các hãng taxi ở Hà Nội công bố mức điều chỉnh giá tăng 10%. Trong vòng hơn một tháng, giá cước vận tải ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng 23-28%; Điều này sẽ tác động trực tiếp đến các ngành hàng hóa.
Ngành xăng dầu tăng giá tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến nông dân, ngư dân những người vốn đã phải chịu không ít thiệt thòi ngay tại thời điểm chưa tăng giá. Hiện nay, ngành nông thủy sản là ngành duy nhất xuất siêu không nhập siêu. Với tình hình xăng dầu điện nước tăng như vậy người nông dân không còn biết xoay sở vào dâu. Giá nông sản, hải sản nếu có tăng cũng không đủ bù đắp cho chi phí giá xăng, dầu đang tăng chóng mặt.
Khi tất cả mọi chi phí xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu và các mặt hàng khác tăng giá, giá thóc nông dân bán ra phải 7.000-7.500đ/kg, trong khi giá hiện giờ vẫn chỉ 5.800-5.900đ/kg.
Tiến sĩ Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, nhận định là ngành cao su may mắn vì giá cao su thế giới đang tăng trở lại. Tuy nhiên, xăng dầu điện tăng nhanh, các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá thành.
Đối với các ngành sản xuất đồ gia dụng trong nước cũng như xuất khẩu tình hình cũng không mấy sáng sủa hơn. Đa số các doanh nghiệp hiện đang hoạt động ở quy mô vừa và nhỏ nên ít nhận được sự hỗ trợ ưu đãi của chính phủ. Do phải đương đầu với việc tăng giá một loạt các mặt hàng liên quan như nguyên phụ liệu, vận chuyển thì việc tăng giá bán sản phẩm là điều đương nhiên.
Trước tình hình như vậy, Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp tạm thời xoa dịu sức nóng của giá thị trường như việc trợ cấp hàng tháng 250.000đ cho 21 triệu người có thu nhập thấp. Thành phần được trợ cấp bao gồm công nhân viên chức có mức lương thấp và cán bộ hưu trí nhận lương hưu từ 2.190.000 đồng trở xuống. Ngoài ra, các hộ gia đình nghèo còn được trợ cấp 30.000đ tiền điện một tháng. Tổng chi phí cho các khoản trợ cấp trên lên tới 2.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chính phủ cũng hộ trợ cho các gian hàng tham gia chương trình bình ổn giá. Tuy nhiên các biện pháp trên cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Chính phủ cần xem xét các giải pháp dài hơi hơn trong bối cảnh bất ổn giá xăng dầu hiện nay.
(tamnhin)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com