Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập khẩu: Công cụ chống lạm phát tối ưu cho Trung Quốc

Trung Quốc nên chống lạm phát, không phải chủ yếu bằng các chính sách thắt chặt mà bằng hoạt động tăng cường nhập khẩu.

Với tình trạng lạm phát của Trung Quốc đang tăng cao, làm thế nào để Chính phủ nước này có thể ổn định giá cả mà không đe dọa sự tăng trưởng bùng nổ của đất nước này?

Dung hoà tăng trưởng và chống lạm phát không phải là không thể, nhưng nó đòi hỏi nước này phải mở cửa thị trường nhập khẩu.

Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc sẽ gia tăng mạnh mẽ. Mặt khác, sự chênh lệch lãi suất giữa Trung Quốc và các nền kinh tế tiên tiến của thế giới đang gây ra những dòng chảy vốn đầu tư lớn. Và càng ngày Trung Quốc càng tích lũy thêm nhiều dự trữ ngoại tệ. Điều này, làm thị trường trở nên thanh khoản quá mức, gia tăng lạm phát và gây thiệt hại cho hệ thống ngân hàng.

Trung Quốc đã áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao kỉ lục, lên tới 20,5% để kiềm chế lạm phát, với những lần tăng lãi suất kéo dài. Tuy nhiên, tăng lãi suất cũng có mặt trái của nó: chi phí vay vốn cao hơn. Kết quả là Chính phủ Trung Quốc sẽ sớm thắt chặt hoạt động kiểm soát các luồng vốn.

Thế giới đang trông đợi Trung Quốc sẽ cho phép đồng Nhân dân tệ tăng giá để chống lạm phát. Nhưng khi tiền tệ tăng giá sẽ lại tạo ra nhiều luồng vốn lớn hơn.

Nâng giá tiền tệ sẽ giúp Trung Quốc chống lạm phát chỉ khi nó giúp giảm thặng dư thương mại của nước này. Những kinh nghiệm từ những năm 2004-2008 cho thấy, sự nâng giá tiền tệ ở một mức trung bình là không đủ. Đó là lý do tại sao một số nhà kinh tế tin rằng Trung Quốc cần phải có những bước đi mạnh bạo hơn, tăng cường nâng giá tiền tệ hơn nữa.

Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra những khó khăn cho bản thân Trung Quốc bởi nó gần như chắc chắn sẽ gây ra thất nghiệp quy mô lớn và đe dọa sự ổn định xã hội.

Các công cụ chống lạm phát chính là con dao hai lưỡi, và các nhà chức trách Trung Quốc có khả năng sẽ sử dụng đến các biện pháp khác.

Biện pháp thứ nhất là hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nóng của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của quy định này không có nhiều hiệu quả bởi vì các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác đã sử dụng nhiều biện pháp để “lách luật” và tiếp tục cho vay.

Một biện pháp hiệu quả hơn là mở rộng sự quản lý khắt khe của ngân hàng Trung ương, quy định về lượng tiền cung ứng, có thể chỉ đơn giản bằng cách quản lý số trái phiếu phát hành ra. Cách này khiến Chính phủ tốn khá nhiều chi phí: lãi suất trái phiếu có thể tăng khi muốn thu hút nhà đầu tư. Hơn nữa, nó có nguy cơ ngăn chặn đầu tư trong nước và giảm hoạt động tiêu dùng.

Chính quyền Trung Quốc phải tìm những cách thức mới để giải quyết sự mất cân bằng bên ngoài. Một biện pháp khả thi nhất đó là tăng cường nhập khẩu hàng tiêu dùng. Trong thời điểm hiện tại, hàng tiêu dùng chỉ chiếm 2,3% lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc, nhưng phải chịu mức thuế tương đối cao.

Giảm thuế quan đối với hàng tiêu dùng và đơn giản hóa thủ tục hải quan sẽ cải thiện phúc lợi của người tiêu dùng mà không gây hại đáng kể cho ngành công nghiệp trong nước.

Không giống như xuất khẩu, nhập khẩu hàng tiêu dùng nhiều hơn sẽ giúp Trung Quốc chống lạm phát. Hơn nữa, tăng nhập khẩu sẽ làm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc và giúp cân bằng vị thế đối ngoại của Trung Quốc.

Chính sách nhằm tăng cường nhập khẩu sẽ phục vụ một số mục tiêu quan trọng và không gây ra nhiều rủi ro cho tăng trưởng kinh tế. Nó cũng phù hợp với mục tiêu mà Thủ tương Ôn Gia Bảo đặt ra: hạn chế tăng trưởng quá nóng, tập trung nâng cao đời sống nhân dân, phát triển một xã hội tiêu dùng.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Lạm phát không phải hiện tượng tâm lý
  • Trung Quốc: Cuộc chiến chống lạm phát còn tiếp diễn?
  • Lãi suất cao có chống được lạm phát cao?
  • Đỉnh lạm phát 2011 có thể rơi vào cuối quý 3
  • Trung Quốc thừa nhận sử dụng tỷ giá để chống lạm phát
  • Lạm phát - Con ngựa hoang khó kìm cương
  • Thế giới chưa có “thuốc đặc trị lạm phát”
  • Lạm phát - Hệ lụy của phát triển theo chiều rộng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!