Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ: Thâm hụt ngân sách có thể lên tới 1.000 tỷ USD trong tài khóa 2009

Thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ trong tài khóa 2008, kết thúc vào ngày 30/9, đã lên tới mức kỷ lục 455 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với tài khóa trước. Tuy nhiên, mức thậm hụt này có thể sẽ còn tăng mạnh hơn nữa, lên đến 1.000 tỷ USD, trong tài khóa 2009.
 
Trong cuộc họp báo ngày 24/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Barack Obama đã phải thừa nhận rằng "nước Mỹ sẽ chịu mức thâm hụt lớn vào năm tới, lớn hơn rất nhiều so với những gì mà người dân Mỹ đã chứng kiến trong một thời gian dài".
Trong suốt các tài khóa từ 1998-2001, kết thúc vào ngày 30/9 dương lịch hàng năm, nước Mỹ đều thặng dư ngân sách. Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống George Bush lên cầm quyền, dường như tất cả điều này đã thay đổi. Phải chịu gánh nặng chi phí sau cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 và việc cắt giảm thuế, từ việc được thừa hưởng khoản thặng dư ngân sách trị giá 127 tỷ USD của chính quyền Bill Clinton, ngay năm sau đó nước Mỹ lại bị thâm hụt ngân sách 159 tỷ USD. Trong các năm tiếp theo, chi phí tại các cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan và cắt giảm thuế hơn nữa đã góp phần đẩy thâm hụt ngân sách liên bang lên đến 413 tỷ USD vào năm 2004 và mức kỷ lục 454,8 tỷ USD cho năm tài chính 2008 vừa kết thúc vào ngày 30/9 qua.
Văn phòng quản lý và ngân sách của Nhà Trắng hồi tháng 7/08 đã ước tính thâm hụt ngân sách liên bang trong năm tài chính 2009 có thể ở mức 482 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này chưa tính đến các khoản thua lỗ có thể xảy ra từ các khoản đầu tư và cho vay trong kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ trị giá 700 tỷ USD được thông qua trong tháng 10 và những nỗ lực khác để cứu các thể chế tài chính. Cơ quan ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) vừa qua cũng đã công bố mức thâm hụt ngân sách trong tháng 10, tháng đầu tiên của tài khóa 2009, xấp xỉ 232 tỷ USD. Con số này bao gồm 115 tỷ USD trong các ngân hàng được Bộ Tài chính Mỹ mua lại như là một phần của kế hoạch giải cứu thị trường tài chính.
Tại phiên điều trần của Ủy ban ngân sách Thượng viện Mỹ tuần trước, ông Mark Zandi, kinh tế trưởng và đồng sáng lập của mạng "Moody's Economy.com" nói rằng mức thâm hụt ngân sách chính phủ Mỹ có thể dễ dàng vượt qua con số 1.000 tỷ USD vào tài khóa 2009, thậm chí có thể còn cao hơn vào năm 2010. Các khoản nợ, mà chính phủ liên bang nợ các bang, tập đoàn, cá nhân, và nước ngoài như Trung Quốc và Nhật Bản khi các nước này mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, lên tới 10.000 tỷ USD vào tháng 10 và hiện nay khoảng 10.600 tỷ USD.

(Theo Vinanet)

Bài thuộc chuyên đề: Tổng hợp thông tin dự báo kinh tế các nước và Thế giới 2009

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!