Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng tài chính: 25.000 tỷ đô la đã bốc hơi

Từ Paris cho đến New York, Tokyo, Reykjavik hay Sao Paolo, các thị trường chứng khoán đang tiếp tục trồi lên sụt xuống. Tính đến trung tuần tháng 10, khoảng 25.000 tỷ đô la Mỹ đã “bốc hơi”.

  • “Hiệu ứng Pigou”

Dù 25.000 tỷ đô la Mỹ là cực lớn nhưng đối với nhiều người, sự trượt dốc của thị trường chứng khoán chỉ là “ảo”, không tác động lên nền kinh tế thật. Thật ra, những thiệt hại từ sự khủng hoảng thị trường chứng khoán là có thật và rõ ràng đã tác động lên “nền kinh tế thật”. Tài sản của các hộ gia đình bị tiêu tán, sức mua giảm sút. Tại Mỹ hay Anh, cứ hai hộ gia đình thì có gần một hộ “chơi” cổ phiếu. Đối với những gia đình này, thị trường chứng khoán mất điểm 40% kể từ tháng giêng cũng đã làm cho bất động sản của họ mất giá tương đương.
ại Pháp, các cá nhân càng không liên quan đến thị trường chứng khoán thì càng ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên vẫn có tổng cộng 6,7 triệu người gửi tiền tiết kiệm (không trực tiếp mua chứng khoán) chịu tác động trực tiếp. Đây là những người nắm giữ các sản phẩm tiết kiệm, quỹ đầu tư có vốn thay đổi, các quỹ đầu tư hỗ tương, bảo hiểm nhân thọ…

Bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp phát triển quỹ tiết kiệm lương để thúc đẩy nhân viên làm việc, người ta cũng đã khiến người lao động phải hứng chịu những rủi ro của thị trường. Trong vòng 10 năm, số người tham gia quỹ tiết kiệm tiền lương đã tăng gấp ba lần. Hiện có 11 triệu người Pháp nắm giữ danh mục đầu tư này, trong đó có một phần được các quỹ tiết kiệm lương đem đầu tư vào chứng khoán.

Dù có bán đi cổ phiếu hay không, những người gửi tiết kiệm này bây giờ vẫn nhận thấy số tiền của họ đã vơi đi nhiều. Kết quả là họ phải chi tiêu ít hơn. “Trong kinh tế người ta gọi đó là “hiệu ứng Pigou” hoặc là “nghịch lý thợ cắt tóc”, nhà kinh tế Jacques Attali giải thích. Khi chỉ số Dow Jones tăng điểm, người dân hay đến tiệm cắt tóc vì họ cảm thấy mình giàu có hơn. Khi thị trường chứng khoán suy sụp, mọi chuyện sẽ đảo ngược. Người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, việc này làm giảm doanh số của các doanh nghiệp, trong đó có doanh số của các tiệm cắt tóc nổi tiếng.

Lương hưu cũng bị ảnh hưởng. Tại các nước mà việc chi trả lương hưu chủ yếu là do tích lũy vốn, chẳng hạn như Anh và Mỹ, tổn hại do cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán là rất đáng kể. Số vốn các hộ gia đình góp vào các quỹ lương hưu thường được đầu tư vào thị trường chứng khoán. Cách làm này thường có hiệu quả hơn nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Thật vậy, chỉ trong vòng vài tháng, phần lớn những người này đã thấy số tiền tiết kiệm nhiều năm của mình biến mất. Tài sản của quỹ hưu trí CalPERS (Califorina), chẳng hạn, đã mất 29% giá trị trong vòng một năm, tương đương 75 tỷ đô la.

  • “Lợi ích của ngày mai” bị ảnh hưởng

Ở Mỹ, có 51 triệu gia đình bị liên lụy. Những người định nghỉ hưu sớm phải chấp nhận làm việc lâu hơn. Phần lớn trong số họ phải đảo lộn các kế hoạch chuẩn bị cho phần đời còn lại của mình”, Dan North, nhà kinh tế của Công ty Bảo hiểm tín dụng Euler Hermes tại Baltimore, cho biết.

Tại Pháp, các doanh nghiệp bị lung lay, nạn thất nghiệp đang đe dọa nhiều người. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, giá trị thị trường của hãng Renault đã giảm 80%. Alcatel-Lucent, nhà chế tạo thiết bị truyền thông và hãng luyện gang thép ArcelorMittal cũng mất 70%. Đây là những tập đoàn khổng lồ niêm yết trên thị trường chứng khoán Paris. Họ trở thành món mồi ngon cho người nước ngoài đang muốn mua lại. Nhưng điều đáng lo ngại hơn đối với các tập đoàn này là tính thanh khoản của họ đã giảm đi rất nhiều.

Thị trường chứng khoán thực ra là một kênh huy động vốn. Thường khi cổ phiếu rớt giá, các công ty phải phát hành thêm cổ phiếu để thu lại số tiền đã mất. Nhưng hiện nay, thị trường chứng khoán đã đảo lộn đến mức thậm chí không thể thuyết phục nhà đầu tư mua cổ phiếu được nữa. Đối với các doanh nghiệp, kênh huy động vốn này đã tắc nghẽn và họ chỉ còn có thể vay tiền thông qua thị trường trái phiếu hoặc ngân hàng. Nhưng khi việc cấp vốn từ thị trường chứng khoán không được tốt, các doanh nghiệp không thể cung cấp nhiều sự đảm bảo và tạo niềm
tin cho chủ nợ của họ. Việc cấp vốn trở nên khó khăn và tốn kém.

“Đầu tư hôm nay là lợi ích của ngày mai và việc làm của ngày kia. Đó là định lý Schmidt”, Alexander Law, làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu kinh tế Xerfi, nhắc lại. Law đã dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp năm 2009 là 8,5%, so với 7,2% hiện nay (theo số liệu mới nhất của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế Pháp dựa trên tiêu chuẩn Văn phòng Lao động quốc tế).

Hậu quả tai hại từ cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán đã làm tê liệt nền kinh tế.  Thị trường chứng khoán là tấm gương phản ánh nền kinh tế. Nhưng nó có thể gây ra khủng hoảng, làm nhà đầu tư hốt hoảng và là tín hiệu cảnh báo các bất ổn. Hiện nay, các hộ gia đình hay doanh nghiệp, dù chẳng có mối liên hệ gì với thị trường chứng khoán, vẫn sợ hãi một tương lai u ám. Các doanh nghiệp hoãn lại các dự án, chờ đợi trước khi tuyển thêm nhân viên. Còn các gia đình phải cắt giảm chi tiêu.

“Kể từ 5 năm nay, người ta nhận thấy, mỗi khi thị trường chứng khoán có biến động, hành vi của người tiêu dùng luôn bị ảnh hưởng và thay đổi”, Pascale Hebel, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu và Quan sát điều kiện sống Credoc, cho biết. Theo bà, việc người Pháp cắt giảm chi tiêu chỉ là do hiệu ứng tâm lý từ cuộc khủng hoảng và điều này có thể làm GDP của Pháp mất 0,2%. 

Tại Anh, theo Matthew Sharratt, nhà kinh tế của Ngân hàng Bank of America, “khi chỉ số FTSE của thị trường chứng khoán London giảm 10% thì GDP của nước Anh bị mất 0,2 điểm”. Ở Mỹ, các hộ gia đình cũng mất niềm tin. Tín dụng tiêu dùng đã giảm 3,7% vào tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, điều chưa từng xảy ra kể từ năm 1998. Cho đến nay, người Mỹ không hề ngần ngại vay tiền để mua sắm. Nhưng đối mặt với cuộc khủng hoảng mà người ta không ngừng so sánh với Đại khủng hoảng năm 1929, họ có vẻ đã thận trọng hơn rất nhiều.

 

( theo báo Sài gòn Giải phóng )

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!