Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Vì sao Canada “miễn nhiễm”?

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Canada là quốc gia duy nhất thuộc nhóm G7 có thể thoát khỏi suy thoái năm 2009. Giữa tình hình ảm đạm hiện nay, với mức tăng trưởng của các nước phát triển là âm 0,3%, tức thụt lùi, IMF dự báo Canada sẽ tăng trưởng 0,3%.

Nhiều lợi thế

“Con số đó (0,3%) không lớn nhưng Canada là nước duy nhất sẽ tăng trưởng trong khi cả thế giới gặp khó khăn”, theo Bộ trưởng Tài chính Canada, Jim Flaherty. Ông thừa nhận năm 2009 sẽ không dễ dàng, dù là đối với Canada. Nhưng theo ông, Canada “tương đối mạnh mẽ” đủ đối phó với cơn bão khủng hoảng tài chính đang tàn phá thế giới.

Không hoàn toàn tránh được ảnh hưởng của khủng hoảng nhưng Canada có nhiều lợi thế. Kinh tế có cơ sở vững chắc, ngành tài chính công ổn định và sự thận trọng trong lĩnh vực tài chính đã mang lại kết quả tốt. Những chỉ số chính đều “xanh”: Lạm phát được kiềm chế, công ăn việc làm tạo ra còn khiêm tốn nhưng có thực, tiêu dùng của hộ gia đình và đầu tư của doanh nghiệp được giữ vững và tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở 6,2%.

Mỹ là khách hàng chính của Canada nên nước này cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở Mỹ và việc này vẫn tiếp diễn trong năm 2009. Robert Hogue, nhà kinh tế trưởng Ngân hàng Hoàng gia Canada, cho biết “đã có sự chậm lại” nhưng không phải suy yếu như ở Mỹ. Các hộ gia đình Canada mắc nợ ít hơn và ở trong hoàn cảnh tốt hơn so với các hộ gia đình Mỹ. Các nhà xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề từ việc đô la Canada tăng giá hồi đầu năm thì nay lại hưởng lợi vì tiền Canada mất giá.

Về mặt quản lý ngành tài chính công, Canada là một kiểu mẫu. Quốc gia này “dễ dàng hành động hơn các nước khác”, ông Flaherty nói. Từ 14 năm nay, để chỉnh đốn nền tài chính, Canada đã chọn phương pháp quyết liệt là giảm mạnh quy mô và chức năng của nhà nước, cắt giảm mạnh vốn dành cho các tỉnh (tương đương bang ở Mỹ).

Hệ thống tài chính vững chắc

Khoản thặng dư ngân sách – trong 11 năm liên tiếp – trước tiên được dành để trả nợ. Năm 1994, nợ công của Canada chiếm đến 70% GDP nhưng theo dự báo sẽ giảm xuống dưới 25% vào năm 2011-2012. “Cân bằng ngân sách từ giờ đã là một thành quả và cả bộ máy chính quyền đều một mực tuân thủ”, ông Hogue nhấn mạnh.

Thống đốc Ngân hàng Canada, Mark Carney, nhắc lại rằng, các ngân hàng lớn chịu ảnh hưởng ít hơn các ngân hàng khác. Vì tỷ lệ nợ của chúng so với vốn tự có là không lớn. Những ngân hàng lớn thậm chí còn có thể “nâng mức nợ và tăng các khoản cho vay”. Chính sự linh hoạt này giúp nền kinh tế Canada có “một lợi thế hiếm thấy”, Carney nhận xét.. 

Tuy nhiên, với mức cắt giảm thuế khổng lồ hồi năm 2007 và một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại trong năm nay, thu ngân sách Canada sẽ giảm và chính phủ có ít phương tiện hơn để trợ giúp một số lĩnh vực, như ngành xe hơi và khai thác rừng đang bị đình đốn.

Việc nguyên liệu thô giảm giá cũng tác động xấu lên lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên của Canada... Nhưng thị trường bất động sản và tài chính không bị ảnh hưởng nhiều. “Người Canada rất thận trọng trong đầu tư, các ngân hàng ở đây cũng vậy”, Flaherty nhận xét. Ông nói thêm: “Hệ thống tài chính của chúng tôi khá vững chắc và những tiêu chuẩn của việc gọi vốn trên thị trường chứng khoán được quy định khá nghiêm ngặt”.

Các định chế tài chính được kiểm soát rất tốt và hoạt động của chúng “bảo thủ hơn nhiều so với Mỹ. Chúng không chạy theo xu thế cho vay mạo hiểm”, ông Hogue giải thích. Nhưng để phòng ngừa rủi ro, cuối tháng 10 qua, Chính phủ Canada cho biết sẽ thực hiện chương trình trị giá 25 tỷ đô la Canada, đảm bảo tạm thời cho các khoản vay liên ngân hàng.


( theo báo Sài gòn giải phóng )

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!