Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Uỷ ban Basel công bố chiến lược nhằm giải quyết khủng hoảng ngân hàng

Cuối tuần trước, Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel đã công bố một Chiến lược toàn diện nhằm giải quyết những điểm yếu cơ bản được bộc lộ trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua.

Theo Ủy Ban này, những điểm yếu đó chủ yếu liên quan đến các quy chế, công tác thanh tra, giám sát và quản lý rủi ro của các ngân hàng, nhất là đối với các ngân hàng hoạt động kinh doanh rộng rãi trên toàn cầu.
Chủ tịch Ủy ban Basel – ông Nout Wellink nói: “ Đến nay chương trình làm việc của Ủy ban Basel đã tiến triển đáng kể, giúp lý giải một cách thực tế đói với mối quan tâm lo ngại về sự ổn định tài chính mà các nhà hoạch định chính sách nêu ra có lien quan đến lĩnh vực ngân hàng.”
Ông Wellink cho biết thêm: “Mục tiêu cơ bản của chiến lược này nhằm củng cố nguồn vốn dự phòng và hỗ trợ việc kiểm soát các đòn bẩy tài chính xuất phát từ các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối”. Ngoài ra, Chiến lược này cũng giúp tăng cường hiệu quả của quản trị rủi ro và nâng cao năng lực điều hành để hạn chế sự tích tụ rủi ro tại ngân hàng. Ông Wellink bổ sung: “Mục đích cuối cùng của chúng tôi là giúp hệ thống ngân hàng phát huy được vai trò truyền thống của mình như một bộ máy hấp thụ các cú sốc tài chính hơn là khuếch trương rủi ro giữa hệ thống tài chính và nền kinh tế”.
Các nội dung chính trong Chiến lược này của Ủy ban Basel bao gồm:
+ Tăng cường năng lực quản trị rủi ro theo các nguyên tắc của Basel II (đặc biệt là những rủi ro gắn với tài sản ngoại bảng và các danh mục đầu tư);
+ Năng cao chất lượng Vốn cấp I ( Tier 1 capital)
+ Xây dựng các khả năng hấp thụ các cú sốc tài chính trong khuôn khổ quản lý vốn đã được kiểm chứng thông qua các thời kỳ khủng hoảng và có tính chu kỳ.
+ Đánh giá mức độ cần thiết để bổ sung các biện pháp dựa vào rủi ro để đo lường tổng mức rủi ro đơn giản trên cả 2 khuôn khổ an toàn và rủi ro nhằm duy trì đòn bảy tài chính trong hệ thống ngân hàng;
+ Củng cố hệ thống thanh tra giám sát để đánh giá chính xác khả năng thanh khoản của các ngân hàng hoạt động đa quốc gia;
+ Nâng cấp Basel II để tăng cường quản trị rủi ro và năng lực điều hành tại các ngân hàng;
+ Tăng cường vốn dự phòng rủi ro tín dụng đối ứng, tăng cường quản lý rủi ro và mức độ minh bạch tại các ngân hàng;
+ Thúc đẩy việc triển khai các chương trình phối hợp giám sát toàn cầu tiếp theo nhằm đảo bảo thực thi có hiệu quả các nguyên tắc thanh tra giám sát và các nguyên tắc hoạt động ngân hàng lành mạnh;
Ông Wellink cũng lưu ý rằng Uỷ ban Basel dự kiến ban hành Đề xuất kế hoạch thực hiện các nội dung chiến lược để lấy ý kiến rộng rãi vào đầu năm 2009, trong đó chủ yếu tập trung vào các khuyến nghị đã được thảo luận tại Diễn đần Ổn đinh tài chính diễn ra vào tháng 4/2008. Các chủ đề khác sẽ tiếp tục được xử lý trong các giai đoạn tiếp theo của năm 2009.
Ông Wellink nhấn mạnh, những nỗ lực này của Ủy ban Basel là một phần của quá trình cân bằng mục tiêu duy trì một hệ thống ngân hàng vững mạnh, có khả năng cạnh tranh trong những thời điểm thuận lợi với việc phải tăng cường khả năng phục hồi của ngành ngân hàng trong tương lai khi xảy ra tình hình tài chính và kinh tế có nhiều bất lợi.

(Theo Vinanet)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!