Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bàn thêm về kết hối ngoại tệ

Để giảm áp lực khan hiếm đô la Mỹ thanh toán, biện pháp kết hối hiện đang được bàn có nên áp dụng hay không - Ảnh: Lê Toàn.
 

Thời gian gần đây, kết hối ngoại tệ đã được bàn luận khá nhiều. Có nguồn tin cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xin ý kiến Chính phủ vể chủ trương kết hối (tức doanh nghiệp có ngoại tệ phải bán ngay một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng). Vậy kết hối có phải là giải pháp cho thị trường ngoại tệ trong tình hình hiện nay?

Không phải chỉ đến thời điểm này, hiện tượng các ngân hàng niêm yết giá mua đô la Mỹ bằng giá bán và bằng giá trần mới xảy ra. Mặc dù NHNN đã nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam nhằm giúp tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng linh hoạt hơn, giúp mua đô la Mỹ dễ hơn, thế nhưng tình trạng khan hiếm đô la Mỹ thanh toán ở các ngân hàng vẫn xảy ra.

Có ý kiến cho rằng, tình trạng căng thẳng trong cung cầu không phải do thiếu đô la Mỹ mà do tình trạng găm giữ loại ngoại tệ này của tổ chức và cá nhân. Có cơ sở cho nhận xét này khi trên thị trường vay mượn, đô la Mỹ có lãi suất khá thấp và không khó để vay, trong khi trên thị trường mua bán, đô la Mỹ lại rất khan hiếm. Trong tình trạng đô la Mỹ bị găm giữ như hiện nay, việc kết hối có lẽ là cần thiết bởi các lý do sau:

Thứ nhất, việc kết hối sẽ chống lại tâm lý đầu cơ ngoại tệ.

Thứ hai, việc kết hối sẽ tránh được áp lực cho dự trữ ngoại hối quốc gia. Trước diễn biến hiện nay, NHNN có thể nâng tỷ giá lên đúng với tỷ giá mà các giao dịch phi chính thức đang thực hiện hoặc bán đô la Mỹ để cân bằng cung cầu. Tuy nhiên, việc nâng tỷ giá trong thời gian qua đã cho thấy cách làm này không giải quyết tình trạng bế tắc mà còn làm gia tăng tâm lý đầu cơ.

Còn nếu chấp nhận bán đô la Mỹ để cân bằng cung cầu thì dự trữ ngoại hối sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, việc sử dụng biện pháp kết hối trước rồi sau đó mới bán đô la Mỹ từ dự trữ ngoại hối nếu cần thiết có lẽ sẽ là giải pháp an toàn hơn cả.

Tuy vậy, hiện nay vẫn tồn tại những quan ngại đối với việc kết hối. Quan ngại đầu tiên là liệu việc kết hối có vi phạm những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Vấn đề kết hối cũng đã được một số nước thành viên của WTO đề cập đến trong quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập WTO. Việt Nam cũng đã khẳng định rõ chỉ tạm thời áp dụng biện pháp kết hối trong năm 1998 và đã giảm dần tỷ lệ kết hối. Tháng 12/2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh ngoại hối, trong đó xóa bỏ yêu cầu người cư trú hợp pháp phải bán các khoản thu nhập vãng lai bằng ngoại tệ cho ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng khẳng định rõ: Các biện pháp quản lý ngoại hối đặc biệt “chỉ áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ để duy trì ổn định tài chính và tiền tệ quốc gia theo Điều lệ IMF và tài liệu số 144 (52/51) ngày 14/8/1952 của IMF” (trích “Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO”).

Trong trường hợp hiện nay, việc kết hối không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm lành mạnh hóa thị trường ngoại tệ, loại bỏ tâm lý đầu cơ gây méo mó nền kinh tế. Vậy việc kết hối có nên làm?

Quan ngại thứ hai là về phía các doanh nghiệp có ngoại tệ bị kết hối. Có ý kiến băn khoăn: Đối với doanh nghiệp bị kết hối ngoại tệ, nếu sau này có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thì liệu có được đáp ứng? Theo ý kiến của người viết, lo ngại này là có lý. Vì thế một cam kết từ NHNN về việc sẽ bán lại ngoại tệ cho các doanh nghiệp này trong những trường hợp thiếu nguồn cung với mức độ ưu tiên như những doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cũng là một biện pháp nên cân nhắc.

Mặc dù vậy, kết hối không phải là giải pháp hoàn hảo. Kết hối chỉ là giải pháp nhất thời và phải đi kèm với những biện pháp khác cả trong ngắn và dài hạn để tạo niềm tin vào đồng nội tệ.

Trước hết, đây có lẽ là thời điểm cần có những khẳng định rõ ràng về chính sách lãi suất cơ bản. Hiện nay, trước việc lãi suất huy động đồng Việt Nam tăng lên, có những dự đoán rằng NHNN sẽ giảm lãi suất cơ bản để buộc giảm lãi suất huy động đồng Việt Nam. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cơ bản tại thời điểm này theo quan điểm của người viết là không hơp lý. Bên cạnh những lý do được nhắc đến nhiều (như giảm lãi suất sẽ khó huy động được vốn, lãi suất vay vốn không phải là vấn đề doanh nghiệp lo ngại tại thời điểm này mà vấn đề là đầu ra cho sản phẩm…) thì việc giảm lãi suất đồng Việt Nam sẽ khiến cho đồng Việt Nam trở nên kém hấp dẫn, áp lực tăng lên của tỷ giá sẽ trở nên lớn hơn.

Kế đến, có nên xem xét việc không áp dụng cho vay ưu đãi hỗ trợ lãi suất với các doanh nghiệp có số dư tiền gửi ngoại tệ lớn không? Một trong những nguyên nhân để doanh nghiệp có cơ hội găm giữ ngoại tệ là họ có thể dễ dàng vay đồng Việt Nam với lãi suất thấp mà không cần phải bán ngoại tệ để có vốn kinh doanh. Vì thế, việc áp dụng chính sách trên có thể sẽ góp phần giảm bớt tình trạng đầu cơ ngoại tệ.

(Theo Dang Khanh Duy // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bù lãi suất - chính sách sáng tạo của Việt Nam
  • Tín dụng xuất khẩu hai chiều: Ngân hàng “nội” lép vế
  • Ngân hàng khan hiếm USD?
  • Hệ luỵ từ chiến dịch “rải thảm” tiền tệ
  • Tổ chức tín dụng nên được đối xử như doanh nghiệp
  • Phát triển thị trường tài chính TPHCM - Để tái tạo hình ảnh “Hòn ngọc Viễn Đông”
  • Cơ hội phát triển dành cho các ngân hàng đầu tư ở những thị trường mới nổi
  • Ngân hàng chật vật “hành trình 3.000 tỷ”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!